1. Dải Ngân hà chứa hơn 100 tỷ hành tinh trong vùng Goldilocks – vành đai xanh
Các nhà nghiên cứu ước tính mỗi ngôi sao có trung bình hai hành tinh trong vùng sinh sống. Có nhiều ngôi sao trong Dải Ngân hà hơn chúng ta có thể đếm được, nhưng ước tính số lượng sao của thiên hà ở khoảng 100 đến 400 tỷ .
2. Núi lửa khổng lồ phun trào trên mặt trăng của sao Mộc lên đến hàng trăm dặm
Vụ phun trào núi lửa cực lớn xảy ra trên mặt trăng "Io" của sao Mộc khiến dung nham phóng cao hàng trăm dặm so với bề mặt của Io và dung nham bao phủ diện tích đến 310 km vuông. "Io" là một trong 8 mặt trăng của sao Mộc, có kích thước tương đương trái đất, và hiện có hơn 400 núi lửa đang hoạt động, Io là thiên thể có hoạt động địa chất mạnh nhất trong hệ Mặt Trời.
3. Đỉnh núi cao nhất Hệ Mặt trời - Olympus Mons
Olympus Mons là một núi lửa lớn trên Sao Hỏa. Ngọn núi này cao 27 km, gấp 3 lần đỉnh Everest và là ngọn núi cao nhất trong Hệ Mặt trời.
4. Luồng gió trên Sao Hải vương tăng lên 1.200 dặm/ giờ, nhanh hơn tốc độ của âm thanh
Tốc độ này gấp đôi tốc độ cần thiết để phá vỡ rào cản âm thanh và rõ ràng là vượt quá sức chịu đựng của con người. Hải Vương tinh cách xa Hệ Mặt trời, trong năm 2011, nó đã hoàn thành quỹ đạo đầu tiên của nó kể từ khi khoa học phát hiện ra nó vào năm 1846.
5. Tại một thời điểm trong 50 năm tới, một ngôi sao trong Dải Ngân hà sẽ bùng nổ
Tuy nhiên, tỉ lệ nhìn thấy hiện tượng bằng mắt thường chỉ khoảng 20%.
6. Thiên thạch rơi xuống Califorlia năm 2012 chứa một số chất lâu đời nhất trong hệ mặt trời
Thật kỳ lạ, thiên thạch này có dấu hiệu của quá trình nóng lên và làm lạnh trước đây, một đặc điểm chưa từng biết đến ở các thiên thạch khác. Thiên thạch có chứa chất CM carbonaceous chondrite – một chất cực kỳ quý hiếm.
7. Hình thái sự sống 100.000 năm tuổi dưới đáy hồ Nam Cực
Các nhà nghiên cứu Anh đã phát hiện ra bằng chứng về dấu hiệu của sự sống, có niên đại 100.000 trong các trầm tích của một hồ nước ngầm trên bán đảo Nam Cực.
8. Hệ Mặt trời mất 250 triệu năm để quay một quỹ đạo quanh trung tâm dải Ngân hà
Cũng như Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trời cũng di chuyển quanh dải Ngân Hà. Phải mất đến 225 – 250 triệu năm để hoàn tất một vòng quanh Dải Ngân Hà, chu kỳ này được gọi là một “năm vũ trụ”. Người ta ước tính rằng kể từ khi Mặt Trời và Trái Đất hình thành, 20 năm vũ trụ đã trôi qua, có nghĩa là chúng ta đã hoàn thành 20 vòng xoay quanh trung tâm dải Ngân hà.
9. Không gian có mùi như thịt cháy, kim loại nóng, và mùi nhiên liệu
Khi lên tới trạm không gian, cởi bỏ các bộ trang phục, vật dụng bảo hộ ra, các nhà phi hành gia ngửi thấy thứ mùi cay cay kỳ lạ giống như các mùi thịt cháy, mùi kim loại, mùi nhiên liệu quy tụ lại. Giải thích về mùi này có thể là do mùi vật chất đốt cháy từ các ngôi sao chết trong vũ trụ.
10. Mưa acid sulfuric đậm đặc trên sao Kim
Sao Kim là hành tinh nguy hiểm bậc nhất trong hệ Mặt trời, nhiệt độ bề mặt nóng đến mức làm nóng chảy chì, nhưng lên cao độ cao hơn, những kim loại này có thể ngưng tụ, tạo thành "tuyết" bằng kim loại.
11. Viễn cảnh khi Trái Đất không có oxy
12. Các nhà khoa học đã khai thác sức mạnh của nước thải
13. The Golden Sea
Theo ước tính, các đại dương trên thế giới chứa gần 20 triệu tấn vàng – một con số khổng lồ.
14. Chúng ta có khoảng 100 tỉ tế bào não
Năm 2009, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm và nhận ra con người chỉ có trung bình khoảng 86 tỉ tế bào não, so với mức 100 tỉ được nhận định trước đó. Tuy con số chênh lệch tưởng chừng như không lớn, nhưng 14 tỉ là số lượng tế bào thân kinh của loài vượn Phi Châu.
15. Mặt Trăng đang co dần lại
Các nhà khoa học NASA cho biết Mặt Trăng đang ngày một rời xa Trái Đất và thu nhỏ lại nhưng vẫn chịu tác động của lực hấp dẫn địa cầu. Một chuyên gia của Viện thiên văn mang khẳng định rằng Mặt trăng đang xa dần Trái đất nhưng không đáng kể, mỗi năm chỉ 38 milimet.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu