Dự luật Phòng chống tác hại của rượu bia:

10 tổ chức quốc tế đã khuyến nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Y tế nước ta những gì?

VietTimes - Kỳ họp lần này, Quốc hội sẽ xem xét Luật phòng chống tác hại của rượu bia (PCTHCRB). Vì thế, VIETTIMES xin tổng hợp những kiến nghị về dự Luật này của các tổ chức bảo vệ sức khỏe cộng đồng quốc tế và trong nước trước tình hình dự Luật PCTHCRB chịu sức ép từ ngành công nghiệp bia rượu, khiến nội dung Luật ngày càng xa rời các khuyến cáo về khoa học, y học và quản lý xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững.
GS. Nguyễn Gia Bình - Chủ tịch Hội Hồi sức - cấp cứu Việt Nam điều trị cho nạn nhân bị ung thư gan do uống nhiều rượu
GS. Nguyễn Gia Bình - Chủ tịch Hội Hồi sức - cấp cứu Việt Nam điều trị cho nạn nhân bị ung thư gan do uống nhiều rượu

1. Ngày 12/7/2018, TS. Shin Young-soo - Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gửi thư tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ chiều hướng gia tăng trong những năm qua của nạn sử dụng bia rượu tại Việt Nam, tác hại tới sức khỏe người dân, đe dọa các mục tiêu phát triển đất nước.

TS. Shin Young-soo cũng khuyến nghị Chính phủ Việt Nam có hành động đảm bảo các điều khoản được đề xuất trong dự thảo Luật đều dựa trên kiến thức khoa học, bằng chứng về các biện pháp hiệu quả trong việc phòng ngừa tác hại do sử dụng rượu bia theo những khuyến cáo cụ thể của WHO nêu trong thư.

(http://rtccd.org.vn/wp-content/uploads/2018/10/ThuguiThuTuong-VN-FINAL.pdf)

2. Ngày 14/10/2018, BS. Kidong Park  - Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam gửi thư tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội (Ủy ban các vấn đề xã hội; Ủy ban văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng; Ủy ban Pháp luật và Hội đồng Dân tộc) và Bộ trưởng Bộ Y tế.

Nội dung thư nhắc lại 8 nguyên tắc nêu trong hướng dẫn các nước xây dựng chính sách để thực thi chiến lược toàn cầu PCTHCRB, đã được các thành viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua từ 2010 và “thiết tha đề nghị bà quan tâm tới những nguyên tắc trên trong quá trình thẩm định dự luật, có cái nhìn khách quan đối với các lợi ích cạnh tranh của ngành công nghiệp rượu bia trong tương quan với việc đặc biệt ưu tiên công tác bảo vệ sức khỏe công cộng”.

Kèm theo thư là bảng tóm tắt tình hình liên quan tới việc PCTHCRB của Việt Nam với số liệu mới nhất do WHO cập nhật 2018, có so sánh với các nước trên thế giới. Trong đó, về tử vong và bệnh tật do rượu, Việt Nam đứng trong nhóm 4 về mức độ nặng nề (WHO chia 5 nhóm, trong đó 1 là nhóm có gánh nặng bệnh tật và tử vong do rượu thấp nhất thế giới, 5 là nhóm cao nhất).

 (http://rtccd.org.vn/wp-content/uploads/2018/10/WRV.18.L625-Letter-to-Chairman-of-NA_WR-letter-VI.pdf)

3. Ngày 22/8/2018 là thư ngỏ của tập thể các thành viên đến từ hơn 40 quốc gia dự Đại hội toàn thế giới lần thứ 69 của Liên minh vì nếp sống lành mạnh IOGT, trong đó có Chủ tịch quốc tế IOGT, bà Kristina Sperkova và Giám đốc điều hành IOGT quốc tế, ông Esbjörn Hörnberg, gửi  Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, cùng Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội và Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đăng đàn trước Quốc hội về vấn đề rượu bia
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đăng đàn trước Quốc hội về vấn đề rượu bia

Nội dung thư thể hiện tình đoàn kết đối với người dân Việt Nam và “bày tỏ mối lo ngại sâu sắc của chúng tôi liên quan đến sự can thiệp của ngành công nghiệp rượu-bia vào quá trình soạn thảo và thông qua luật rượu-bia” đang diễn ra ở Việt Nam.

Thư có đoạn: “ Chúng tôi đặc biệt khuyến khích Ngài

theo lời khuyên của WHO và các ví dụ thực tiễn tốt nhất từ các quốc gia trong khu vực của Ngài trong việc bao gồm tất cả các giải pháp chính sách kiểm soát

 rượu-bia tốt nhất (best buys) trong Luật rượu bia. Và chúng tôi cam kết những hỗ trợ của chúng tôi trong việc chống lại một ngành công nghiệp rượu-bia phi nhân bản”.

(Bản tiếng Anh: http://iogt.org/open-letters/for-a-comprehensive-alcohol-law-to-promote-health-and-development-in-vietnam/

Bản dịch tiếng Việt: http://rtccd.org.vn/wp-content/uploads/2018/10/Thu-IOGT-gui-CP-VietNam-2018-VIE.pdf)

4. Ngày 1/10/2018, ông Youssoup Abdel-Jell - Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc (UNICEF VietNam) gửi thư tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng hai Phó Chủ tịch Quốc hội là Tòng Thị Phóng và Uông Chu Lưu, Chủ nhiệm của 6 Ủy ban của Quốc hội (Ủy ban VH, GD, TTN&NĐ, Ủy ban các VĐXH, Ủy ban Tư Pháp, Ủy ban Tài Chính-Ngân Sách, Ủy ban Pháp Luật, và Ủy ban Kinh Tế); Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng 4 Bộ trưởng (gồm Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp).

Từ góc độ chăm sóc và bảo vệ trẻ em, UNICEF nhấn mạnh luật PCTHCRB cần phù hợp với Công ước quốc tế về Quyền trẻ em theo khái niệm trẻ em là mọi đối tượng dưới 18 tuổi, từ đó kiến nghị sửa đổi thay nôi dung trẻ em (dưới 16 tuổi theo Việt Nam) trong luật hiện hành bằng đối tượng “người chưa thành niên”. UNICEF cũng đòi hỏi điều luật cần tập trung đảm bảo không quảng cáo, tiếp thị, tài trợ, và sự sẵn có tiếp cận của sản phẩm rượu bia tới mọi đối tượng dưới 18 tuổi; đảm bảo quyền của trẻ được sống trong môi trường không bị ảnh hưởng của tệ nạn sử dụng rượu bia, có dịch vụ chăm sóc người dưới 18 tuổi nạn nhân của bạo lực liên quan tới bia rượu, cấm mọi hình thức sử dụng lao đông dưới 18 tuổi làm bất kỳ công việc nào liên quan tới kinh doanh và sản xuất rượu bia. UNICEF đề nghị chính sách thuế bảo đảm kinh phí cho ngành y tế thực thi PCTHCRB, và tập trung vào các hoạt động dự phòng, chăm sóc nạn nhân tại cộng đông, hơn là tại các khu tập trung.

(http://rtccd.org.vn/wp-content/uploads/2018/10/Letter-FO-110-to-Mr-Phan-Thanh-Binh.pdf)

5. Liên minh chính sách rượu bia toàn cẩu (GAPA) 2 lần gửi thư về dự luật PCTHCRB:

Gapa lần 1: Ngày 7/08/2018 http://ncdvn.org/wp-content/uploads/2018/11/GAPA-recommendation-letter-to-Gov-and-NA_Lan1_7.8.18.pdf

Gapa lần 2: Ngày 08/10/2018 http://ncdvn.org/wp-content/uploads/2018/11/GAPA_recommendation-letter-to-Gov-and-NA_Lan-2_8.10.18.pdf

6. Ngày 31/07/2018, Ths. Phạm Thị Hoàng Anh - Trưởng Đại diện tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam, gửi thư tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các thành viên Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, cùng lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội.

Kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân bị ngộ độc rượu
Kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân bị ngộ độc rượu

Thư đề cập 3 nội dung chính: (1) tầm quan trọng và sự cần thiết phải giữ tên dự luật hiện tại là “phòng chống tác hại của rượu bia”, (2) quan ngại về nội dung dự luật hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm soát chặt chẽ và đồng bộ cho 3 biện pháp cơ bản hàng đầu giúp kiểm soát hữu hiêu: giảm sự có sẵn và thuận tiện tiếp cận bia rượu, đặc biệt với giới trẻ; thực thi hạn chế quảng cáo với các loại bia rượu (đặc biệt nhóm dưới 15 độ bị bỏ ngỏ hoàn toàn trong thời gian qua),và tăng thuế tạo nguồn kinh phí dành cho công tác phòng chống tác hại của rượu bia. (3) nhấn mạnh cần thiết tạo quỹ nâng cao sức khỏe đảm bảo nguồn kinh phí ổn định lâu dài cho thực thi dự luật trong tương lại.

HealthBridge Canada tại Việt Nam cũng kêu gọi Chính phủ điều chỉnh nhanh chóng và Quốc hội thẩm định kịp thời để sớm thông qua dự Luật PCTHCRB.

(http://rtccd.org.vn/wp-content/uploads/2018/10/Thu-kien-nghi-Luat-PCTHRB-HBV-2018.pdf)

7. Ngày 18/10/2018, Ths. Phạm Thị Hoàng Anh - Trưởng Đại diện tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam gửi thư tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Thư bày tỏ quan ngại trước nội dung các điều luật trong dự Luật tiếp tục yếu đi, đặc biệt về kiểm soát hoạt động quảng cáo, khuyến mại, tài trợ của công nghiệp rượu bia trong quản lý giá bán lẻ, cũng như mức thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào rượu bia có nguy cơ tiếp tục thấp, chưa thể có tác động ngăn chặn sư gia tăng báo động nạn tiêu dùng bia rượu.

Thư đưa ra 6 điểm kiến nghị cần sửa đổi cụ thể giải quyết các quan ngại trên, trong đó có tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và đòi hỏi dự luật đưa trở lại nội dung quỹ nâng cao sức khỏe thiết lập từ % trích thuế tiêu thụ đặc biệt là phương án đảm bảo bền vững nguồn kinh phí cho triển khai hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia, thay cho phương án phân bổ theo ngân sách hàng năm của Chính phủ.

(http://rtccd.org.vn/wp-content/uploads/2018/10/Thu-kien-nghi-Luat-PCTHRB_HBVN-102018.pdf)

8. Ngày 1/8/2018: 13 tổ chức và 5 cá nhân thành viên Liên minh phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) gửi Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các thành viên chính phủ, các Ủy ban của Quốc hội cùng các ban ngành liên quan.

 Thư kêu gọi hành động cho mục tiêu “ Đảm bảo lợi ích bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm đói nghèo và phát triển bền vững trong nội dung “Dự Luật Phòng chống tác hại của rượu bia” được Chính phủ trình Quốc hội khóa XIV, kỳ họp tháng10/2018”. Nội dung thư nêu và phân tích 4 động thái tiêu cực đang tồn tại trong tiến trình xây dựng Dự Luật PCTHCRB khiến dự Luật tới thời điểm 1/8/2018 đã rời xa mục tiêu bảo vệ lợi ích sức khỏe công cộng và giảm đói nghèo phát triển bền vững.

Thư bày tỏ mong đợi Thủ tướng xem xét đề nghị của Liên minh để chỉ đạo giữ vững 4 điểm nổi trội đang có nhiều tranh luận trong dự luật Bộ Y tế gửi Văn phòng Chính phủ ngày 24/7/2018, cũng như có thêm hành động đáp ứng 3 đề nghị đặc thù của liên minh với tiến trình xây dựng và thông qua dự Luật PCTHRB thời gian tới.

(http://rtccd.org.vn/wp-content/uploads/2018/08/Thu-Kien-nghi-Chinh-Phu-LuatPCTHRB-1.8-final-ver-2.pdf)

9. Ngày 29/10/2018, 12 tổ chức và 5 cá nhân thành viên Liên minh phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam có thư gửi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm các Ủy ban chuyên trách của Quốc hội, cùng các thành viên chính phủ.

Bức thư "kiến nghị Quốc hội hành động đảm bảo “Đề án Luật Phòng, chống Tác hại của Rượu, bia” phù hợp khuyến cáo khoa học chăm sóc sức khỏe và phát triển cộng đồng bền vững."