Người dân Cuba yêu mến và tôn kính nhà lãnh đạo Fidel Castro. Ảnh: The Denver Post |
Theo Giáo sư Archibald Ritter, Khoa Kinh tế, Đại học Carleton (Canada), cựu Chủ tịch Fidel Castro góp phần quan trọng vào 10 thành tựu kinh tế- xã hội sau đây của Cuba.
Bãi biển Cayo Coco thu hút hàng triệu du khách quốc tế đến đây. Nguồn: Internet |
Công ty BioCubaFarma có nhiều sản phẩm được thế giới sử dụng. Nguồn:baotintuc.vn |
1. Chiến dịch xoá nạn mù chữ năm 1961
Chiến dịch nhằm cung cấp các chương trình học thuộc nhiều cấp độ cho phần đông dân số mù chữ năm 1959. Chương trình thành công với chi phí thấp nhờ lực lượng tình nguyện viên nhiệt tình. Tỉ lệ biết chữ tăng lên nhanh.
2. Tái cơ cấu hệ thống y tế
Cuba thành công tái cơ cấu để cung cấp dịch vụ y tế toàn cầu và duy trì các kết quả đạt được nhờ dành nhiều nguồn lực cho lĩnh vực này. Kết quả là, các chỉ số y tế của Cuba tăng nhanh và nằm trong danh sách những nước có dịch vụ y tế tốt nhất châu Mỹ Latinh.
3. Sắp xếp lại hệ thống giáo dục
Cuba tái sắp xếp và phát triển mạnh hệ thống giáo dục vào những năm 1960. Nhờ tăng đầu tư vào con người, Cuba từ vị trí thứ 5 (năm 1970) về tỉ lệ biết chữ và số lượng học sinh đến trường lên vị trí thứ 1 vào năm 2007.
4. Đẩy mạnh phát triển du lịch
Khi kinh tế suy thoái những năm 1989-1994, Chính phủ quyết định phát triển du lịch để thu hút ngoại tệ. Cuba cho phép các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư mạnh vào ngành này. Năm 2008, Cuba thu gần 2,4 tỉ peso Cuba (1peso tương đương 1 đôla Mỹ) từ du lịch.
5. Cung cấp dịch vụ y tế cho khu vực châu Mỹ Latinh và các nước khác
Cuối những năm 1990, Cuba có một lượng nhân viên y tế (bác sĩ và y tá) đặt ở các khách sạn nhỏ và trung tâm chăm sóc ban ngành. Tuy nhiên, lực lượng này nhanh chóng được chuyển thành nguồn nhân lực cung cấp cho các nước có nhu cầu. Cuba cũng mở Trường Y châu Mỹ latinh ngoài Havana. Các dịch vụ cung cấp nhân lực cho nước ngoài cũng hình thành, chủ yếu cho Venezuela. Khoản tiền từ đây lên tới 6,1 tỉ peso Cuba, chiếm gần 1 nửa số ngoại tệ của Cuba năm 2008
6. Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế năm 1989-1993
Sau khi Liên Xô (cũ) sụp đổ, thu nhập trên đầu người của Cuba giảm gần 40%, Cuba đã tái cơ cấu nền kinh tế, sử dụng đồng đôla Mỹ, hợp pháp hoá các chợ nông sản, cho phép tự do tìm việc, thúc đẩy các hoạt động kinh tế và xuất khẩu mới. Cuba tồn tại dù không có hỗ trợ của các tổ chức quốc tế mà Cuba không phải nước thành viên.
7. Giành được ủng hộ kinh tế của Liên Xô (cũ) (1961-1990) và Venezuela (2004-2010)
Cuba nhận được trợ cấp dồi dào từ Liên Xô (cũ) trong khoảng một thời gian. Đồng thời, cũng nhận được sự tài trợ kinh tế đáng kể của Tổng thống Venezuela Chavez thông qua xuất khẩu, đầu tư tín dụng, nhập khẩu dầu giá rẻ và giá dịch vụ y tế cao. Hai nguồn hỗ trợ này đều do nguyên Chủ tịch Fidel Castro đàm phán.
8. Thành lập "Polo Cientifico" (khoa học công nghệ) và Phát triển chuyên ngành sinh học công nghệ
Năm 2008, Cuba bắt đầu xuất khẩu mạnh dược phẩm, đạt 296,8 triệu peso (cao hơn xuất khẩu đường (233,4 triệu peso). Ngoài ra, đầu tư khoa học công nghệ giúp Cuba thành công trong lĩnh vực dược phẩm và các lĩnh vực chuyên biệt khác
9. Tinh thần làm việc cống hiến của người dân Cuba trong thời kỳ giảm lương và thu nhập sau năm 1990
Dù thu nhập giảm sút những năm 1990-2010, nhiều cán bộ và nhà khoa học vẫn làm việc nghiêm túc dù họ phải làm thêm như lái taxi ngoài giờ. Nhờ đó, đất nước không bị cạn kiệt trong thời kỳ suy thoái.
10. Hợp tác hiệu quả với các doanh nghiệp nước ngoài
Cuba mở cửa đầu tư nước ngoài thông qua hợp tác với các doanh nghiệp nhà nước. Hợp tác chủ yếu là khai thác các tài nguyên như niken, đồng, dầu, gas và điện.
Theo HanoiTV