10 lý do chúng ta nên tái chế, giảm thiểu nhựa thải ra môi trường

Tái chế, giảm rác thải nhựa ra môi trường không chỉ mang lại lợi ích lớn về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa lâu dài cho môi trường.

Khoảng vài năm trở lại đây, vấn đề liên quan đến rác nhựa thải ra môi trường gây ra sự nhức nhối trên toàn cầu. Từ tổ chức, đơn vị đến cá nhân đều đang dần có ý thức chung tay, kêu gọi phải tái chế, giảm thiểu chất thải. Nhưng có một câu hỏi đặt ra là vì sao chúng ta cần làm thế. Ảnh: VOV2.

Tái chế rác thải là một trong những cách giúp hạn chế việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể, 135 tấn rác tái chế có thể tiết kiệm được 3,5 triệu lít nước, 1,9 triệu cây xanh, 500.000 KW/h, giảm 3 tấn chất làm ô nhiễm không khí và 1.300m3 đất để chôn lấp. Ảnh: Redsvn.net.

Tái chế rác thải giúp giảm ô nhiễm, hủy hoại môi trường do khai thác tài nguyên thiên nhiên như: dầu mỏ, khoáng sản... Không phải ai cũng biết rằng, sử dụng giấy tái chế giảm được 74% ô nhiễm không khí, 35% ô nhiễm nguồn nước. Ảnh: Thế giới môi trường.

Tái chế, tận dụng rác thải nhựa để sử dụng vào các việc khác còn giúp chúng ta tiết kiệm tiền. Ảnh: VLOS.

Tái chế rác thải nhựa là quá trình cần rất nhiều nhân lực để thu gom, phân loại và xử lý rác. Chính vì thế, nó góp phần tạo công ăn việc làm cho không ít người. Ảnh: VladNews.

Một trong những lợi ích lớn nhất của tái chế rác thải nhựa là giúp tiết kiệm năng lượng. Cụ thể, sử dụng 30% rác tái chế mỗi năm đã tiết kiệm được gần 45 tỷ lít dầu và giảm được khí thải nhà kính tương đương như giảm 25 triệu ôtô chạy trên đường. Ảnh: Econews.

Giảm thiểu rác thải ra môi trường còn giúp bảo vệ cảnh quan đô thị. Mới đây nhất, dự án "Cho Bống xin rác" của một nhóm bạn trẻ Đà Nẵng trên bãi biển Mỹ Khê đã bắt đầu đi vào hoạt động. Ảnh: Hoàng Lâm.

Chôn lấp và đốt rác là các phương pháp thất bại về mặt kinh tế bởi các lò đốt cần sự đầu tư rất lớn về tài chính và đòi hỏi một lượng rác đủ lớn mới có thể vận hành. Điều này đi ngược lại với lợi ích của môi trường. Ảnh: VTV.

Không chỉ thất bại về mặt kinh tế, chôn lấp và đốt rác còn gây ô nhiễm môi trường không khí nặng nề. Chính vì thế, tái chế được coi là phương pháp hữu hiệu nhất. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Giảm chôn lấp chất thải rắn, thay vào đó là tái sử dụng chúng một cách hiệu quả còn giúp giảm lượng khí ảnh hưởng đến tầng ôzôn. Ảnh: VietTimes

Tái chế, giảm thiệu rác thải nhựa góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là trẻ em. Ảnh: Cgvdt

Theo Zing

http://news.zing.vn/10-ly-do-chung-ta-nen-tai-che-giam-thieu-nhua-thai-ra-moi-truong-post951550.html