Theo đó, Hội đồng gồm 18 thành viên do ông Dương Tất Thắng Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng, Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Phó Chủ tịch Hội đồng.
Các thành viên còn lại của Hội đồng gồm giám đốc các Sở: TN&MT, NN&PTNT, LĐTB&XH, Công thương, VHTT&DL, KH&CN, Tài chính, BQL KKT tỉnh và chủ tịch 6 địa phương ven biển: Nghi Xuân, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh. Hội đồng được sử dụng con dấu của UBND tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ của mình và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Các thành viên trong Hội đồng có quyền điều động cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của mình để thực hiện nhiệm vụ....
Hội đồng có trách nhiệm xây dựng đề cương nhiệm vụ, phân công nhiệm vụ, thành lập tổ giúp việc, chỉ đạo thành lập Hội đồng đánh giá thiệt hại cấp huyện, xây dựng kế hoạch cụ thể kiểm tra, đánh giá chính xác giá trị thiệt hại sau sự cố môi trường trên tất cả các lĩnh vực bị ảnh hưởng trong thời gian hoàn thành sớm nhất; đề xuất giải pháp tổng thể để khôi phục sự cố và ổn định sản xuất phù hợp với quy định và thực tế ở các địa phương...
Hội đồng có thẩm quyền yêu cầu, kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn các Sở, ngành liên quan, Hội đồng đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường của các huyện, thị xã triển khai thực hiện đánh giá thiệt hại đảm bảo chính xác, công bằng, công khai, minh bạch theo đúng quy định của nhà nước; xem xét, tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện của Hội đồng cấp huyện.
Trước đó, thực hiện hỗ trợ theo Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ: Đến nay, Hà Tĩnh đã hoàn thành việc hỗ trợ gạo đến tận người dân với khối lượng 1.505,418 tấn cho 17.068 hộ với 66.967 nhân khẩu; hỗ trợ 666,2 triệu đồng cho các đối tượng nuôi trồng bị thiệt hại; hỗ trợ tiền cho 4.681 chủ tàu, thuyền, với số tiền là 21,557 tỷ đồng. Hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân qua UBMT Tổ quốc tỉnh được trên 15,5 tỷ đồng.
Cũng trong thời gian này, để khẩn cấp hỗ trợ ổn định đời sống cho ngư dân, khôi phục sản xuất; UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành các chính sách theo Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài các chính sách trên, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành thêm các chính sách, như: Hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân vay vốn tại các tổ chức tín dụng thực hiện việc thu mua muối cho diêm dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh để sản xuất, kinh doanh; bao gồm: Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn ngân hàng thương mại theo khối lượng muối thực tế thu mua trong vòng 01 năm kể từ ngày giải ngân vốn vay; thời gian giải ngân kể từ ngày 01/6/2016 đến ngày 30/9/2016.
Hỗ trợ 50% chi phí kiểm nghiệm chất lượng cho đơn vị thu mua đối với sản phẩm muối thu mua trong thời gian từ ngày 01/6/2016 đến 30/9/2016 (số lượng mẫu theo xác nhận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Y tế), mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/đơn vị.
Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thành phố, thị xã thực hiện việc kinh doanh hải sản (được đánh bắt từ vùng biển an toàn được dán tem, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được cơ quan nhà nước xác nhận) tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích. Mức hỗ trợ: 05 triệu đồng/01 điểm kinh doanh.
Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có kho đông lạnh thực tế đang dự trữ sản phẩm hải sản tồn kho tại các huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh. Mức hỗ trợ 50% tiền điện thực tế phát sinh để dự trữ sản phẩm hải sản tồn kho tại các kho đông lạnh trong thời gian 06 tháng (tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9 năm 2016)...
Theo Đầu tư