Cụ thể, theo báo cáo tài chính của ACV, doanh thu thuần của doanh nghiệp là 3.263 tỷ đồng, nhưng trong đó giá vốn hàng bán lên tới 1.900 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp giảm mạnh. Trong khi đó, chi phí tài chính của doanh nghiệp lên tới 1.400 tỷ đồng khiến doanh nghiệp bị lỗ.
Đáng chú ý, báo cáo tài chính quý II của ACV cho biết, lỗ chênh lệch tỷ giá trong chi phí tài chính của doanh nghiệp lên tới 1.379 tỷ đồng, chiếm 98% chi phí tài chính. Điều này cho thấy doanh nghiệp chủ yếu vay nợ từ các nguồn nước ngoài với lãi suất thấp, nhưng luôn tiềm ẩn rủi ro về chênh lệch tỷ giá.
Tính đến ngày 30/6, ACV đang vay từ các nguồn tài trợ của Nhật Bản 70,6 tỷ yên để đầu tư xây dựng các dự án như nhà ga quốc tế Nội Bài T2, nhà ga hành khách quốc tế Tân Sơn Nhất...
Trước đó, tháng 7/2016, ACV đã đề nghị Bộ GTVT cho phép doanh nghiệp này được tăng hàng loạt loại phí phục vụ tại sân bay như phí cất hạ cánh, phí đậu sân bay theo giờ, giá phục vụ hành khách trong nước... Theo giải thích của ACV, mức giá phục vụ hành khách trong nước hiện chỉ bằng 12 - 15% giá phục vụ hành khách quốc tế, trong khi ở các nước trong khu vực tỷ lệ là 40 - 60%.
Với việc lần đầu tiên công bố số lỗ này, dường như áp lực tăng giá, phí trong đề nghị mà ACV đưa ra sẽ càng có thêm sức nặng