Đà Nẵng thiếu hơn 4.000 lao động có tay nghề tại các KCN

VietTimes -- Theo Trung tâm Giới thiệu việc làm KCN, Đà Nẵng hiện thiếu hơn 4.000 công nhân có tay nghề thuộc các ngành nghề dệt may, da giày, lắp ráp điện tử, cơ khí chế tạo, gò hàn…để làm việc tại các KCN.
Theo Trung tâm Giới thiệu việc làm KCN, Đà Nẵng hiện thiếu hơn 4.000 công nhân có tay nghề thuộc các ngành nghề dệt may, da giày, lắp ráp điện tử, cơ khí chế tạo, gò hàn…để làm việc tại các KCN trên địa bàn
Theo Trung tâm Giới thiệu việc làm KCN, Đà Nẵng hiện thiếu hơn 4.000 công nhân có tay nghề thuộc các ngành nghề dệt may, da giày, lắp ráp điện tử, cơ khí chế tạo, gò hàn…để làm việc tại các KCN trên địa bàn

Theo thống kê của Trung tâm Giới thiệu việc làm KCN, tính đến cuối năm 2016, Đà Nẵng có hơn 76.000 công nhân đang làm việc tại 270 doanh nghiệp thuộc 6 khu công nghiệp (KCN). Trong đó, khoảng 40.000 công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tại các KCN đang lâm vào tình trạng thiếu hụt công nhân có tay nghề cho việc mở rộng sản xuất, mặc dù đã thông báo tuyển dụng trong thời gian dài, cùng chính sách đãi ngộ tốt,...nhưng lượng lao động tuyển dụng vẫn hạn chế.

Nguyên nhân khan hiếm lao động có tay nghề là do nhiều tỉnh thành, địa phương cũng đã hình thành các KCN nên đã thu hút lao động địa phương khiến nguồn cung lao động cho các KCN tại Đà Nẵng trở nên khan hiếm. 

Theo nhiều chủ doanh nghiệp, nếu như trước đây, nguồn cung lao động có tay nghề, nhất là lao động nữ đến từ các địa phương như: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi… thì nay các địa phương này đã có các KCN, giải quyết vị trí lao động tại chỗ nên gây ra tình trạng khan hiếm. Thậm chí tình trạng bỏ việc giữa chừng đang là vấn đề khiến các doanh nghiệp tại KCN lo lắng.

Để giúp các doanh nghiệp tuyển dụng lao động phục vụ sản xuất, Trung tâm Giới thiệu việc làm KCN Đà Nẵng đã chủ động hợp tác với các trường Đại học Bách Khoa, Đại học Duy Tân, Đại học Đông Á, Cao đẳng Công nghệ và các Trung tâm khác tổng hợp nguồn lực lao động ngoài xã hội. Đồng thời tổ chức dạy nghề ngắn hạn, cấp tốc nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.