World Bank: Lương tối thiểu Việt Nam đang.... quá cao?

Theo Ngân hàng Thế giới, ngoài khu vực Chính phủ, lương tối thiểu Việt Nam đã tăng nhanh trong những năm gần gầy và tương đối cao so với các quốc gia khác.
World Bank: Lương tối thiểu Việt Nam đang.... quá cao?

Trong bản cập nhật mới đây nhất củaNgân hàng Thế giới(WB) về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam cho rằng:

Ngoài khu vựcChính phủ, lương tối thiểu Việt Nam đã tăng nhanh trong những năm gần gầy, vượt năng suất lao động và đặc biệt, lương tối thiểu của khu vực tư nhân tại Việt Nam tương đối cao so với các quốc gia khác.

WB lo ngại, nếu lương tối thiểu đặc biệt cao, nếu được thực hiện, sẽ có khả năng cắt giảm việc làm chính thức, giảm thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Theo WB, Việt Nam thu hút vốn FDI một phần là nhờ chi phí nhân công rẻ nên tồn tại rủi ro mức lương tối thiểu rất cao sẽ ngăn cản thu hút vốn đầu tư FDI và việc làm tạo ra nhờ FDI.

Tăng mức lương tối thiểu cũng góp phần làm giảm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các quốc gia như Băng-la-đét hoặc Campuchia, những nước có mức tiền lương thấp hơn Việt Nam.

Bằng phương pháp so sánh, hình dưới đây cho thấy tăng trưởng năng suất lao động thực tế trong các khu vực nhà nước, ngoài nhà nước trong nước và FDI. Lương tối thiểu tăng cao nhất vào năm 2012 khi thống nhất lương tối thiểu giữa khu vực trong nước và nước ngoài.

Mức lương tối thiểu và năng suất lao động thực của Việt Nam. Nguồn: WB

WB cho rằng, xét điều kiện thực tế, lương tối thiểu tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2006 trong khi tăng năng suất lao động thấp hơn nhiều. Chính phủ đặt ra mục tiêu tham vọng tăng lương tối thiểu lên mức cho phép các hộ gia đình đạt “mức sống hàng tháng tối thiểu” vào năm 2018. Mục tiêu này đặt ra mức tăng lớn hơn nữa.

Tỷ lệ lương tối thiểu trên lương trung bình/trung vị. Nguồn: WB

WB cho biết, dựa trên thước đo đơn giản – tỷ lệ lương tối thiểu trên lương trung bình/trung vị – lương tối thiểu của khu vực tư nhân tại Việt Nam tương đối cao so với các quốc gia khác.

Chuẩn đối sánh lương tối thiểu là dựa trên mối quan hệ với mức lương trung bình. Đối với Việt Nam, bức tranh này chia mảng rõ rệt giữa khu vực chính phủ và khu vực tư nhân. Lương tối thiểu của khu vực tư nhân và lương tham khảo của khu vực chính phủ được trình bày riêng biệt.

So với các tiêu chuẩn khu vực và trên thế giới, lương cơ bản của Việt Nam thấp, chỉ khoảng 30% lương trung bình trong khi lương tối thiểu của khu vực tư nhân cao với tỷ lệ trung bình giữa lương tối thiểu và lương trung vị là gần 58%.

TheoBizlive