Tên lửa siêu thanh được lắp đặt trên hàng không mẫu hạm (Ảnh Tạp chí Tuyệt mật- Nga) |
Những nước nào chi phí cho quốc phòng nhiều nhất?
Năm ngoái là năm mà các nước trên thế giới chi tiêu cho quốc phòng nhiều nhất trong một thập kỷ qua, vượt 1,9 nghìn tỷ USD (tăng 3,6% so với năm trước trước đó- 2018) -theo như báo cáo mới nhất của Viện nghiên cứu hoà bình quốc tế Stockholm.
Khoản chi này chiếm 2,2% GDP toàn thế giới, tức 249 USD chi phí quân sự bình quân hàng năm cho mỗi đầu người trên hành tinh này.
Năm nước lớn đứng đầu về chi phí cho quốc phòng là Mỹ, Trung Quốc , Ấn Độ, Nga và A rập Xêut, chiếm 62% ngân sách quân sự thế giới.
“Trong năm 2019 chi phí quân sự của thế giới tăng hơn 7,2% so với năm 2010. Nó cho thấy xu thế tăng nhanh chóng chi phí quân sự những năm gần đây” – cộng tác viên khoa học thuộc Chương trình vũ khí và chi phí quân sự của SIPRI- Nan Tian nhận xét về các kết quả nghiên cứu.
Loại tên lửa siêu thanh được trang bị cho xe tăng (Ảnh: T/C Tuyệt mật- Nga) |
Lần đầu tiên trong lịch sử có hai nước châu Á lọt top 3 nước đứng đầu là Trung Quốc và Ấn Độ. Chi phí quân sự của Trung Quốc trong năm 2019 tăng 5,1% so với năm 2018 (261 tỷ USD). Các chỉ số tương ứng lần lượt với Ấn Độ: 6,8% (hơn 71 tỷ USD).
Nguyên nhân chính của chi phí quân sự tăng đột biến là do Mỹ, trong năm 2019, đã chi cho trang bị vũ khí là 732 tỷ USD (tăng 5,3% so với năm trước đó), chiếm tới 30% trong cơ cấu chi phí của thế giới cho trang bị vũ khí.
Tổng chi phí quân sự chung của tất cả 30 nước thành viên NATO là hơn 1 nghìn tỷ USD. Trong số này Đức là nước chi cho quốc phòng lớn nhất, chiếm 10% (tới 49,3 tỷ USD).
Con số chi phí cho quốc phòng của các nước lớn cụ thể như sau (tính bằng đơn vị tỷ USD): Mỹ: 742, Trung Quốc: 262, Ấn Độ: 71,1- Nga : 65,1- Arâp Xêut: 61,9- Pháp: 50,1- Đức: 49,3- Vương quốc Anh: 48,7- Nhật Bản: 47,6- Hàn Quốc: 43,9
Tên lửa siêu thanh- con át chủ bài của quân đội Nga
Cách đây không lâu một video về việc phóng tên lửa có cánh siêu thanh “Ziricon” từ chiến hạm “Đô đốc Liên Xô Gorshcov” ở biển Bạch Hải do Bộ quốc phòng Nga đăng tải gây xôn xao dư luận quốc tế. Chỉ sau 4,5 phút tên lửa siêu thanh này đã vượt qua khoảng cách 450km với tốc độ hơn 8 max (đơn vị đo tốc độ âm thanh- phụ thuộc vào môi trường, ở các tầng khí quyển khác nhau), đánh trúng mục tiêu giả định. Tầm bay xa tối đa được cấu tạo của tên lửa là 1000km.
Trong năm tới, sau khi kết thúc đợt thử nghiệm, “Ziricon” bắt đầu được trang bị cho các chiến hạm và tàu ngầm của quân chủng hải quân Nga, tiếp theo đó sẽ được trang bị cho các căn cứ trên mặt đất.
Tên lửa khủng này còn được trang bị cho máy bay chiến đấu (Ảnh: T/C Tuyệt mật- Nga) |
Chuyên viên quân sự Konxtantin Sivcov nhận xét, việc đưa tên lửa chống hạm (hiện nay không có loại tương tự) vào trang bị sẽ dẫn đến làm suy yếu đáng kể vai trò sức mạnh hàng không mẫu hạm của bất kỳ đối thủ tiềm năng nào hiện đang tồn tại trên thế giới. các đầu đạn siêu thanh trong tính toán di chuyển có thể đánh trúng các mục tiêu đang chuyển động, vượt qua mọi hệ thống phòng thủ chống tên lửa hiện đại nhất.
Loại vũ khí siêu thanh này được Nga nghiên cứu từ đầu những năm 2010. Tại phòng trưng bày hàng không vũ trụ MAKS- 2011, người đứng đầu tập đoàn “Vũ khí tên lửa chiến thuật” Boris Obnosov đã cho biết, tốc độ của loại tên lửa mới này vượt tốc độ âm thanh khoảng 13 lần.
“Trong những năm gần đây Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga và ngành khoa học quân sự Nga đã đạt được những kết quả rất quan trọng trong lĩnh vũ khí siêu thanh. Quân đội Nga hiện được trang bị tổ hợp tên lửa “Kinzhal” với tên lửa siêu thanh 9-S-7760 (10- 12 max), cũng như tổ hợp tên lửa mặt đất tác chiến “Avangard” (được thử nghiệm tháng 12/2018), trong một thời điểm nhất định, nó đạt vận tốc tới 27 max”, Phó thủ tướng Nga, ông Iuri Borisov cho biết.
Trong khi đó, vào trung tuần tháng 10 vừa qua, tạp chí điện tử “The Drive” đã đăng tải thông tin về loại tên lửa siêu thanh AGM- 183A Air- Launched Rapid Response Weapon (ARRW) của Mỹ có thể vượt qua khoảng cách 1,6 nghìn kilômét trong vòng 10 – 12 phút với tốc độ đến 8 max.
Đây thực sự là loại vũ khí hủ diệt (Ảnh: T/C Tuyệt mật- Nga) |
Có thể tạp chí này muốn nói về chính tên lửa super- duper- missile từng được tổng thống Donald Trump nhắc tới hồi tháng 5/2020. Thật ra ông Trump đã công bố rằng nó sẽ nhanh hơn gấp 3 lần các loại tương tự của Nga và Trung Quốc.
Trí tuệ nhân tạo và nền quốc phòng Nga
Ngoại trừ vũ khí siêu thanh, các chuyên gia quân sự thế giới đang hướng tới sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Tại một cuộc họp báo trong khuôn khổ Diễn đàn “Army- 2020” vào cuối mùa hè vừa qua, một quan chức Bộ Quốc phòng Nga cho biết, giới quân sự Nga đang ứng dụng AI vào phát triển các loại vũ khí.
Trước tiên là kỹ thuật nhận biết vật mẫu và các mục tiêu. Hệ thống này cho phép đảm bảo xử lý thông tin siêu linh hoạt. Nó cho phép trong khi bay loại tên lửa này có khả năng tự nhận biết mục tiêu: phân biệt được các mục tiêu dân sự và quân sự, lựa chọn các điểm ưu tiên để ra đòn.
Trí tuệ nhân tạo ngày càng được ứng dụng rộng rãi cho ngành quốc phòng Nga |
Ví dụ Tổ hợp tên lửa độ chính xác cao thế hệ mới “Germes” (tầm bắn xa đạt tới 100km). Nó có thể vừa tự động chỉ dẫn để đánh trúng một mục tiêu với độ chính xác rất cao, đồng thời có khả năng dẫn bắn cùng lúc vào 6 mục tiêu nằm phân tán. Tổ hợp này có thể lắp trên các chiến hạm nhỏ, trên xe tăng, trên máy bay chiến đấu, bao gồm cả các loại máy bay có người lái hoặc không có người lái.
Tương tự, trí tuệ nhân tạo cũng được áp dụng để tự động hóa và phân tích các hình ảnh trinh sát. Tổ hợp có khả năng tiếp nhận và phân tích thông tin cùng lúc về 100 nghìn hình ảnh các hạng mục trong dải quang học và 5 nghìn mục tiêu trong dải vô tuyến định vị.
Các thiết bị không người lái trinh sát, đặc biệt là loại thiết bị có bán kính hoạt động tầm xa, là một trong những hướng nghiên cứu triển vọng hơn cả của ngành công nghiệp quốc phòng trong Nga, cố vấn Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học của Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga, ông Alecxandr Colychev cho biết.
(Theo Tạp chí Tuyệt mật- Nga)
Các nước có chi phí quân sự cao nhất trong năm 2019: Mỹ 38%, Trung Quốc 14%, Ấn Độ 3,7%, Nga 3,4%, Arap Xêut 3,2%, Đức 2,6%, Pháp 2,6%, Vương quốc Anh 2,5%, Nhật Bản 2,5%, Hàn Quốc 2,3%, Áo 1,4%, Brazin 1,4%, Italia 1,4%, Canada 1,2%, Ixraen 1,1%, Các nước khác 19% (Nguồn SIPRI)