Hasan Riza Gunay đã bắt đầu công việc kỳ lạ này vào năm 2010. Gunay cho biết nguồn cảm hứng của anh bắt nguồn từ bộ phim kinh điển của Thổ Nhĩ Kỳ có tên là "Chim họa mi phương Đông", trong phim nhân vật chính đã tự nguyện để người khác đánh mình. Sau khi xem được những cảnh phim đó, Gunay nhận ra rằng trong khi một số người giải tỏa căng thẳng bằng cách tập thể dục, thiền hoặc ngủ thì cũng có một số người chọn giải tỏa căng thẳng bằng những cách bạo lực hơn, cụ thể là đấm một ai đó.
Nhận thấy đây là một việc làm tiềm năng, Gunay đã cho phép những người lạ đấm mình với một điều kiện họ phải trả tiền cho anh sau mỗi lần "giải tỏa căng thẳng". Gunay đã làm công việc này trong hơn một thập kỷ và hy vọng có thể truyền nghề cho những người khác trước khi anh trở nên quá già để tiếp tục công việc chịu đòn này.
Các khách hàng sẽ tung ra những cú đấm về phía Gunay để giải tỏa căng thẳng (Ảnh: OC) |
"Hầu hết các khách hàng của tôi đều bị trầm cảm, hoảng loạn hoặc bị căng thẳng vì những công việc hàng ngày của họ", Gunay chia sẻ với hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu. "Tôi muốn truyền lại nghề nghiệp độc đáo này cho những người có khả năng".
Gunay cho biết có rất nhiều phương pháp giúp khách hàng giải tỏa căng thẳng, ví dụ như việc đeo một chiếc mặt nạ có dán hình của người mà khách hàng đang khó chịu, và sau đó Gunay khuyến khích họ chửi bới anh và trút bỏ tất cả sự bực tức vào những cú đấm.
Gunay nói rằng anh ấy không bao giờ tỏ ra tức giận khi suốt ngày bị người khác đấm. Những lúc thực hiện công việc, Gunay luôn coi mình là một nhân vật trong bộ phim và đó là lý do anh ấy không bao giờ xúc phạm khách hàng khi họ thực hiện những cú đấm về mình.
Hầu hết khách hàng của Gunay là phụ nữ (khoảng 70%) có sức mạnh tương đương với trẻ em trai từ 12 đến 14 tuổi, vì vậy anh ta không thực sự lo lắng về việc bị thương trong lúc làm việc. Thêm vào đó, anh ấy hầu như luôn mặc đồ bảo hộ và tập thể dục thường xuyên để giữ gìn vóc dáng.
Các "huấn luyện viên giải tỏa căng thẳng" như Gunay chỉ dành 10 đến 15 phút cho mỗi lớp và chỉ nhận tối đa bốn khách hàng mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng được trải nghiệm dịch vụ độc đáo này. Gunay cho biết, nếu anh cảm thấy khách hàng của mình không có lý do chính đáng hay đơn giản là họ chỉ đến để giải trí thì anh ấy sẽ không chấp nhận phục vụ. Gunay cho rằng mình là một huấn luyện viên giải tỏa căng thẳng chứ không phải một nghệ sĩ giải trí.
Hasan Riza Gunay yêu cầu tất cả khách hàng của mình ký vào một văn bản tuyên bố rằng anh ta làm việc này một cách tự nguyện để khách hàng có thể giảm bớt căng thẳng mà không phải chịu thêm những hậu quả pháp lý tiềm ẩn, trong trường hợp Gunay bị thương.
Theo OC
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu