Theo đó, sau khi SBIC thực hiện khoanh nợ bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp) từ năm 2012 trở về trước (224 tỷ đồng) và giải quyết số tiền bảo hiểm phát sinh năm 2013 (65 tỷ đồng), các đơn vị thành viên của SBIC đã giải quyết chế độ bảo hiểm cho hơn 10.000 lao động đã nghỉ việc.
Tính tới hết tháng 9/2015, có 32 công ty TNHH MTV thuộc SBIC dừng hoạt động (14 công ty đã nộp đơn phá sản, 2 công ty đã bị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh, 16 công ty còn lại đang hoàn thiện thủ tục nộp đơn phá sản). Các đơn vị này hiện chỉ để lại 168 lao động để làm thủ tục tới khi phá sản, chuyển nhượng, với tổng kinh phí mỗi năm là 13 tỷ đồng.
Tuy vậy, hiện các công ty cổ phần của SBIC không được khoanh nợ bảo hiểm từ năm 2012 về trước và vay tiền trả lương cho người lao động.
SBIC đã kiến nghị các cơ quan chức năng cấp tiền từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để: Trả nợ lương, trợ cấp thôi việc với số tiền 52,5 tỷ đồng; Chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc với lao động bị cắt giảm số tiền 34,2 tỷ đồng; Cho phép các công ty cổ phần này được khoanh nợ bảo hiểm từ năm 2015 trở về trước với số tiền 94,65 tỷ đồng (để giải quyết chế độ cho những lao động đã nghỉ hưu, thôi việc).
Theo Bizlive