"Việt Nam có thể trở thành cường quốc về game"

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trong 25 game được tải về trên toàn cầu, có một game đến từ Việt Nam, ngoài ra, trong 10 nhà phát hành game lớn nhất thế giới, 5 đơn vị đến từ Việt Nam.

Chia sẻ trong sự kiện Think Games Vietnam diễn ra đầu tháng 6, bà Emily Nguyễn, đại diện Google cho biết: "Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành cường quốc game của thế giới bằng cách xây dựng hệ sinh thái sung sức và bền vững. Tiềm năng của game Việt Nam không chỉ ở thị trường nội địa mà còn là thị trường toàn cầu".

Thế giới bắt đầu biết đến game Việt Nam từ "cú hit" Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông vào năm 2014. Từ đó đến nay, nhiều tựa game do kỹ sư Việt phát triển đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường quốc tế.

Theo bảng xếp hạng của App Annie trong năm 2020, Việt Nam có 5/10 đại diện trong top 10 nhà phát hành game lớn nhất khu vực Australia, New Zealand và Đông Nam Á.
Theo bảng xếp hạng của App Annie trong năm 2020, Việt Nam có 5/10 đại diện trong top 10 nhà phát hành game lớn nhất khu vực Australia, New Zealand và Đông Nam Á.

Thống kê của App Annie - công ty phân tích và dữ liệu di động uy tín bậc nhất hiện nay - đánh giá Việt Nam là thị trường lớn khi vừa là nơi đặt trụ sở của các nhà phát hành trò chơi và ứng dụng, vừa có người tiêu dùng ưu tiên thiết bị di động. Quốc gia này là quê hương của 5 trong số 10 nhà phát hành trò chơi hàng đầu tại ANZ SEA (Australia, New Zealand và Đông Nam Á). Các công ty game Việt Nam cũng đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng lượt game được tải nhiều nhất thế giới. "Cứ 25 game được tải, có một game do công ty Việt Nam sản xuất", báo cáo của App Annie nhấn mạnh.

Theo Junde Yu, Tổng Giám đốc mảng Game của App Annie: "Việt Nam đang là thị trường màu mỡ cho các nhà phát hành game di động. Đất nước tự hào với nền văn hóa 'mobile first' và là nơi có 68 triệu người sở hữu điện thoại thông minh. 64% trong số đó đang sử dụng 3G, 4G hoặc 5G. Thời gian trung bình hàng ngày để chơi game là 3,9 giờ - nhiều hơn 10% so với người dùng trung bình ở Mỹ".

Ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo, bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong năm 2020, doanh thu ngành game của Việt Nam đã cán mốc 12 nghìn tỷ, tăng trưởng gấp đôi so với năm 2015. "Thị trường game đang thu hút 25 nghìn nhân sự, phục vụ 32 triệu người chơi game trong nước. Những con số này cho thấy ngành game Việt Nam có nhiều tiềm năng trong tương lai", ông Huy chia sẻ.

Đại diện Trung tâm Đổi mới sáng tạo khẳng định game online là ngành công nghệ số có hàng lượng nội dung số có trí tuệ cao, thu hút nhân lực giỏi, mang lại lợi nhuận lớn, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước.

Trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp, thị trường trò chơi điện tử vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng. Ngành game Việt Nam có nhiều cơ hội trở thành ngành xuất khẩu mới, giá trị cao, hỗ trợ quá trình hồi phục kinh tế trong và sau đại dịch.

Tuy có nhiều dưa địa để phát triển, ngành game Việt Nam vẫn có nhiều điểm nghẽn. Tổng lượt tải game ở Việt Nam cao nhưng doanh thu của các nhà phát hành trong nước lại thuộc nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Trung bình một người dùng Việt Nam mang về doanh thu 230 đồng trong khi ở Nhật là 350.000 đồng, gấp 154 lần.

Đứng ở góc độ nhà phát hành game, Nguyễn Đình Khánh, nhà sáng lập WolfFun, cho biết nhìn về bề nổi, Việt Nam có tổng lượt tải cao nhất nhưng doanh thu lại thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Trung bình một người dùng Việt Nam mang về doanh thu 230 đồng. Trong khi ở Nhật, con số này là 350.000 đồng, cao gấp 154 lần.

"Mặc dù còn nhiều hạn chế, Google có niềm tin cao rằng Việt Nam có thể trở thành trung tâm của ngành game thế giới. Một trong những mục tiêu quan trọng là xây dựng cộng đồng và hệ sinh thái game vững mạnh tại Việt Nam", Emily Nguyễn chia sẻ.

Theo VnExpress