Trong phần bình luận kinh tế hàng tuần trên tờ The Peninsula, Ngân hàng quốc gia Qatar (QNB) cho biết Việt Nam là nền kinh tế mới nhất của châu Á được coi là "con rồng nhỏ", bởi vì nước này đã trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.
Một loạt chỉ tiêu nửa đầu năm 2018 chứng minh kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng, GDP tăng 7,1% so với cùng kỳ, là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2011 đến nay. Sản xuất ngành chế tạo của Việt Nam đã tăng 13,1% so với cùng kỳ.
Chuyên gia phân tích của Ngân hàng quốc gia Qatar cho rằng sự phát triển của ngành chế tạo đã hỗ trợ cho xuất khẩu, giúp cho tăng trưởng xuất khẩu nửa đầu năm 2018 của Việt Nam tăng gần 20%, còn tốc độ tăng cả năm 2017 là 17%.
Ngân hàng này cho rằng sự thành công của ngành chế tạo và xuất khẩu của Việt Nam là do Việt Nam thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khổng lồ vào các các ngành nghề như may mặc, giày dép và sản phẩm điện tử. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam cũng tăng lên, tổng giá trị nửa đầu năm nay ước tính đạt 13 tỷ USD, tốc độ tăng đạt 11%.
Trên các đường phố ở Việt Nam hiện nay đã chật cứng ô tô.
|
Theo số liệu mới nhất của Tổ chức quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), GDP năm 2017 của Việt Nam khoảng 220 tỷ USD. Đằng sau tốc độ tăng trưởng cao của Việt Nam có 3 nhân tố rất quan trọng sau đây:
Trước hết, Việt Nam thúc đẩy tự do hóa thương mại trên cơ sở cả song phương và đa phương. Các thỏa thuận thương mại đã giảm mạnh thuế quan bên ngoài cho xuất khẩu, giúp Việt Nam hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, đồng thời tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thứ hai, Việt Nam đầu tư vào nguồn nhân lực như giáo dục giúp cho giải phóng tối đa tiềm năng dân số của mình. Trong 72 quốc gia tham gia chương trình đánh giá học sinh quốc tế gần đây, Việt Nam xếp thứ 8. Chương trình đánh giá này kiểm tra toán học, khoa học và các môn học khác của học sinh trung học. Thành tích này đã vượt qua một số nền kinh tế hàng đầu của nhà tổ chức là Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Cuối cùng, Việt Nam đã đạt được tiến bộ trên phương diện cải thiện môi trường thương mại, điều này đã hỗ trợ cho đầu tư đối với nguồn nhân lực. Trong chỉ số sức cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới và chỉ số mức độ thuận tợi về kinh doanh của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam tăng lên một cách vững chắc.
Ngân hàng quốc gia Qatar chỉ ra, sự thành công có lẽ đang đi cùng với tính "yếu ớt" và thách thức. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Việt Nam phần lớn tập trung vào những ngành như dệt may và sản phẩm điện tử, đã tạo được các cơ hội việc làm. Tuy nhiên, những cương vị việc làm này thường gắn liền với kỹ năng thấp, lương thấp, hầu như không có giá trị gia tăng.
Điều này làm cho Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh thương mại Trung - Mỹ trong ngắn hạn. Về lâu dài, cùng với việc việt Nam phát triển lên nấc thang cao hơn, tiêu chuẩn lương và tiêu chuẩn cuộc sống tăng lên, ưu thế cạnh tranh của Việt Nam có lẽ sẽ giảm đi.
Bến Bạch Đằng ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
|
Ngân hàng này cũng đã chỉ ra các nhân tố thúc đẩy kinh tế mới, chúng có thể giúp cho Việt Nam duy trì vị thế hiện nay của mình trong vài năm tới. Thành tích xuất sắc của Việt Nam trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế có nghĩa là so với đa số nền kinh tế mới nổi, Việt Nam dễ dàng hơn trong việc gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Các ngành dịch vụ đặc biệt là ngành du lịch có triển vọng phát triển nhanh chóng, có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lâu dài. Số liệu mới nhất cho thấy, số lượt người đến Việt Nam du lịch trong tháng 6/2018 tăng gần 25% so với năm 2017.