Được mệnh danh là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trí thông minh nhân tạo sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu thêm 14% vào năm 2030 - tương đương thêm 15,7 nghìn tỷ USD - và GDP của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sẽ tăng 26% vào thời điểm đó, báo cáo của PwC cho hay.
Được công bố tại cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới khai mạc hôm nay (27/6) tại thành phố Đại Liên (Trung Quốc), thường được gọi là Davos mùa Hè, báo cáo cho biết việc cải thiện năng suất lao động sẽ chiếm hơn một nửa trong số 15,7 nghìn tỉ đô la Mỹ tăng trưởng kinh tế từ trí thông minh nhân tạo trong giai đoạn 2016 - 2030, lớn hơn cả tổng GDP hiện nay của Trung Quốc và Ấn Độ cộng lại, trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng lên do các sản phẩm được cải tiến nhờ sự hỗ trợ của AI sẽ chiếm phần còn lại.
Anand Rao, trưởng bộ phận trí tuệ nhân tạo toàn cầu của PwC cho biết: "Phân tích này cho thấy, vai trò của AI như một người thay đổi cuộc chơi lớn thế nào - làm biến đổi cuộc sống của chúng ta với tư cách cá nhân, doanh nghiệp và như một xã hội".
Công nghệ đứng sau một loạt các ứng dụng tiên tiến, từ sự nhận diện khuôn mặt đến các phương tiện tự lái, nhận được sự quan tâm đặc biệt của hầu hết các công ty công nghệ ở Trung Quốc khi họ đặt cược lớn vào AI để chiếm được lợi thế cạnh tranh trước khi nó bắt đầu có tác động sâu sắc hơn đến cuộc sống của con người.
Kể từ đầu năm nay, các ông lớn về Internet của Trung Quốc là Baidu, Tencent Holdings và Alibaba Group đang cạnh tranh mạnh mẽ hơn bao giờ hết để thu hút tài năng hàng đầu về AI từ Thung lũng Silicon để đẩy nhanh sự phát triển AI của họ. Alibaba đã sở hữu South China Morning Post.
PwC dự đoán rằng Bắc Mỹ sẽ đạt được năng suất lao động sớm hơn Trung Quốc vì có lợi thế đi đầu trong lĩnh vực AI, nhưng sau 10 năm, Trung Quốc dự kiến sẽ vượt Hoa Kỳ về tăng năng suất AI khi bắt kịp công nghệ này.
Theo nghiên cứu của PwC, dự báo trí thông minh nhân tạo sẽ làm tăng GDP của Trung Quốc lên 26% vào năm 2030, trong khi mức tăng ở Bắc Mỹ là 14,5%. Đối với các nước đang phát triển ở Mỹ Latinh và Châu Phi, mức tăng GDP dự kiến sẽ chỉ khoảng 6% do tỷ lệ áp dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo thấp hơn nhiều.
Chuan Neo Chong, Nữ Chủ tịch của Tập đoàn Accenture Greater China, cho biết: "Trung Quốc đã có những bước nhảy vọt trong sự phát triển AI và nghiên cứu của chúng tôi cho thấy AI có tiềm năng trở thành một phương thuốc hiệu quả để bù đắp sự tăng trưởng chậm lại của nước này".
Theo một nghiên cứu riêng rẽ của Accenture, AI sẽ thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc từ 6,3% lên 7,9% vào năm 2035. Một nghiên cứu cũng của Accenture, công bố vào hôm thứ Hai, cho thấy AI có thể đưa lại lượng giá trị gia tăng tổng thể (GVA) của Trung Quốc lên 7,11 nghìn tỷ USD vào năm 2035 và tạo tiềm năng tăng năng suất lao động của Trung Quốc lên 27 % vào thời điểm đó.
Theo Lee Kai-fu, cựu Chủ tịch Google khu vực Đại Trung Quốc và là người sáng lập công ty đầu tư mạo hiểm Sinovation Ventures, việc giảm thiểu sự mất cân bằng kinh tế do AI gây ra sẽ là một thách thức quan trọng.
Những nước đang phát triển nào có tỷ lệ tăng dân số nhanh chóng trong những thập niên tới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự mất công ăn việc làm, ông Lee nói thêm.
"Phần lớn tài sản do AI tạo ra sẽ rơi vào tay Mỹ và Trung Quốc vì họ có nhiều tài năng lớn, cũng như quy mô thị trường của họ", ông Li, một luật sư nổi tiếng trong lĩnh vực AI ở Trung Quốc.