Theo đó, tòa tuyên Lê Thành Công - nguyên Tổng giám đốc Công ty dệt kim Đông Phương 13 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, 12 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, tổng hợp hình phạt là 25 năm tù.
Bị cáo Đỗ Trọng Nhân - nguyên Giám đốc công ty TNHH Siêu mẫu Việt bị phạt 8 năm tù về tội về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bị cáo Dương Thanh Cường (nguyên Tổng Giám đốc, Công ty CP Tập đoàn Bình Phát) bị phạt mức án chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, chung thân về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Tổng hợp hình phạt đề nghị là tù chung thân.
Tòa xử phạt bị cáo Thái Cường 8 năm tù về tội Lạm dụng… chiếm đoạt tài sản, xử phạt Lê Sơn Hùng 9 năm tù, Phạm Hoàng Thọ 4 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tòa xử phạt xử phạt Hồ Đăng Trung 20 năm tù, Hồ Văn Long 19 năm tù, Trương Quốc Bảo 12 năm tù, Nguyễn Hoàng Quốc Thụy 9 năm tù, Trương Nhật Quang 12 năm tù về tội Vi phạm các quy định cho vay…
Trước đó, Viện kiếm sát đề nghị mức án tù chung thân cho Dương Thanh Cường vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tù chung thân vì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp hình phạt đề nghị là tù chung thân. Trong bản luận tội, theo VKS, Bị cáo Dương Thanh Cường là người lập ra nhiều công ty (công ty Bình Phát, công ty Tấn Phát), giữ vai trò điều hành và chỉ đạo cấp dưới là những giám đốc thay mặt đứng đầu các công ty này thực hiện việc vay thế chấp đối với ngân hàng Agribank chi nhánh 6 với số tiền lần lượt là 170 tỉ, và 628 tỉ, bằng cách thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại số 10 Âu Cơ và 23 giấy chứng nhận QSDĐ ở Bình Chánh.
Ngân hàng Agribank CN 6 đã giải ngân cho Thanh Phát vay 628 tỉ đồng bằng 16 giấy nhận nợ. Cường đã chỉ đạo mang các giấy chứng nhận QSDĐ tiếp tục thế chấp ở Ngân hàng Phương Nam (nay là Sacombank) để tiếp tục vay tiền. Theo VKS, Cường đã vay vốn là sai quy định, lừa dối ngân hàng Agribank, gây hậu quả thất thoát 966 tỉ đồng và đến nay không có khả năng thanh toán.
Còn về khối tài sản tranh chấp trong vụ án giữa hai ngân hàng Agribank và ngân hàng Phương Nam (nay là Sacombank), tòa tuyên huỷ bỏ kê biên 23 giấy CNQSĐ, trả lai 23 giấy CNQSDĐ này cho ngân hàng Phương Nam
Trước đó, tại phiên xử ngày 27.10, đại diện ngân hàng Agribank khẳng định đây là tài sản của Agribank vì Cường đã mang sổ đỏ khu đất này đến thế chấp và được Agribank niêm yết trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước và khi đưa lên thì cả hệ thống ngân hàng đều biết. Trong khi đó Agribank cũng không biết Cường mượn sổ đỏ mang đi thế chấp tại ngân hàng Phương Nam, do vậy Agribank không chịu trách nhiệm về chuyện thế chấp lần hai này, và ngân hàng nào chấp nhận cho vay chồng thì ngân hàng đó phải tự chịu trách nhiệm.
Đối với 38ha đất, DươngThanh Cường có quyền khởi kiện dân sự với công ty Long V, không nằm trong vụ án.
Đây là một trong tám vụ đại án được ban chị đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng yêu cầu xét xử sơ thẩm trước đại hội Đảng lần thứ 12.
Theo Một thế giới
Khởi tố vụ án Lạm quyền
Cũng trong phần tuyên án, HĐXX nhận định: quá trình xét hỏi tại tòa, HĐXX đã tiến hành thẩm vấn ông Nguyễn Thế Bình – nguyên Tổng giám đốc Agribank Việt Nam cũng như vị đại diện Agribank Việt Nam.
Theo VNN
Các bị cáo đứng nghe tòa tuyên án |
Tại tòa trước đó, ông Bình và đại diện Agribank Việt Nam đều cho rằng quyết định nâng quyền phán quyết không phải là quyết định cho vay. Do đó, dù HĐQT Agribank Việt Nam là người phê duyệt chấp nhận nâng quyền phán quyết của Agribank chi nhánh 6 từ 80 tỷ lên 700 tỷ đồng, trong trường hợp này người chịu trách nhiệm cuối cùng vẫn là Giám đốc chi nhánh.
Điều đáng nói, để xin nâng quyền phán quyết, đại diện Agribank Việt Nam và ông Bình cho rằng do để nâng cao tính “tự chủ” và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng thì việc phê duyệt nâng quyền phán quyết của HĐQT đối với chi nhánh mà không cần thẩm định hồ sơ để đảm bảo, đây là quy định nội bộ của Agribank VN.
Sau khi xem xét, HĐXX xét thấy việc Agribank Việt Nam tự ý ban hành những quy định nội bộ không tuân thủ các quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các quy định của pháp luật dẫn đến Agribank chi nhánh 6 bị chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn. Từ đó, HĐXX quyết định ra quyết định khởi tố vụ án tại phiên tòa về hành vi “lạm quyền trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Agribank Việt Nam.
Quyết định này sẽ được gửi tới VKSND Tối cao xem xét, điều tra vụ án. Quyết định trên của HĐXX đã làm “nóng” cả phòng xử án. Như vậy, để xảy ra “đại án” trên, sẽ có thêm một số cựu quan chức ngành ngân hàng vướng vòng lao lý?