ALS khiến cho các tế bào thần kinh vận động không truyền được tín hiệu tới các cơ bắp như chân, tay, ngực… Khi tế bào cơ không nhận được tín hiệu của não và tủy, chúng mất dần sức mạnh, cơ teo dần và cuối cùng là chết hoàn toàn. Thời điểm cơ bắp không còn hoạt động, bệnh nhân cũng sẽ không thể qua khỏi được nữa.
Nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking là một trong những nạn nhân của ALS được rất nhiều người biết đến. Để giao tiếp, nhà vật lý Stephen Hawking (đã qua đời năm ngoái) phải giao tiếp thông qua việc sử dụng cơ má. Tuy nhiên nếu công nghệ biến hoạt động của não thành lời nói dựa trên AI thành công, bệnh nhân mắc hội chứng ALS có thể có một cách giao tiếp mới và dễ dàng hơn.
Công nghệ này về cơ bản hoạt động theo phương thức: bệnh nhân thực hiện suy nghĩ hay lời nói (bằng não bộ) vào một cỗ máy. Cỗ máy này có thể hiểu các tín hiệu não và dựa trên AI chúng sẽ nói lên những gì bệnh nhân muốn nói.
Các nhà nghiên cứu từ ba nhóm đã thu được dữ liệu hoạt động não trong các ca phẫu thuật cắt bỏ khối u não hoặc thông qua các điện cực được trồng trong não của bệnh nhân động kinh để xác định nguồn gốc của cơn động kinh, và sau đó đào tạo AI để dịch dữ liệu thành lời nói.
Kết quả thu được là khá khả quan dù đang ở giai đoạn đầu, nội dung được “dịch ra” người nghe có thể tạm hiểu được khoảng 40% đến 80% nội dung.
Tại thời điểm hiện tại, máy tính chỉ có thể được đào tạo một lần cho mỗi cá nhân vì các tín hiệu dịch lời nói là khác nhau giữa các cá thể. Đồng thời, để AI hoạt động chính xác thì công nghệ yêu cầu tiếp xúc với não không thông qua hộp sọ (đây là giới hạn rất lớn).
Một giới hạn nữa là công nghệ này cũng chưa phân biệt được đâu là suy nghĩ trong não và đâu là lời nói mà não muốn phát ra từ miệng.
Theo VietnamNet