Top 8 xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục (P1)

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Cuộc cách mạng kỹ thuật số đã chạm đến gần như mọi khía cạnh trong cuộc sống chúng ta và giáo dục là một trong số đó.
Top 8 xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục (Ảnh: Hospitalityinsights)
Top 8 xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục (Ảnh: Hospitalityinsights)

Cuộc cách mạng kỹ thuật số đã chạm đến gần như mọi khía cạnh trong cuộc sống chúng ta. Hơn 3,5 tỷ người có quyền truy cập Internet và hơn 5 tỷ người ước tính có một số loại thiết bị di động, với một nửa trong số đó là điện thoại thông minh. Mức độ kết nối này đã ảnh hưởng đến cách mọi người tương tác với những người khác, nhận tin tức của họ và nhìn thế giới xung quanh.

Do đó, không có gì lạ khi những xu hướng chuyển đổi số này cũng đã và đang tác động mạnh mẽ đến ngành giáo dục. Từ cấp độ tiểu học đến đại học, việc chuyển đổi số đã ảnh hưởng đến các lớp học và cách các giáo viên tiếp cận với học sinh của mình. Những thay đổi này đã được đẩy nhanh bởi đại dịch COVID-19, khiến nhiều trường học ở vô số quốc gia trên thế giới phải đóng cửa. Trong nỗ lực giúp học sinh tiếp tục học tập, nhiều trường học và giáo viên đã chuyển sang sử dụng công nghệ để giúp họ thu hẹp khoảng cách.

Tuy nhiên, việc sử dụng học trực tuyến chỉ là một cách mà công nghệ kỹ thuật số và những tiến bộ hỗ trợ cho việc dạy học mùa dịch. Còn vô số những tác động tích cực của việc chuyển đổi số trong dạy học mà có thể bạn chưa biết. Bài viết dưới đấy sẽ đề cập đến 8 xu hướng chuyển đổi số nổi bật trong lĩnh vực giáo dục.

1. Cải thiện khả năng tiếp cận và truy cập

Học sinh có thể tiếp cận chương trình học mà không cần phải đến trường (Ảnh: Elearning Industry)

Học sinh có thể tiếp cận chương trình học mà không cần phải đến trường (Ảnh: Elearning Industry)

Một trong những xu hướng chuyển đổi số truyền mạnh mẽ nhất có thể nhìn thấy trong giáo dục là khả năng tiếp cận trường học, bài học và thậm chí các chương trình cấp bằng được cải thiện cho sinh viên ở mọi lứa tuổi. Những học sinh có thể bị khiếm khuyết cản trở khả năng tiếp cận một số loại thông tin sẽ thấy rằng công nghệ có thể giúp họ xóa bỏ những rào cản này. Ví dụ, các chương trình chuyển văn bản thành giọng nói có thể giúp cải thiện khả năng của tất cả học sinh trong việc tiếp cận thông tin được trình bày thông qua các trường học. Những người gặp khó khăn về nghe nhìn, cũng như khiếm khuyết về khả năng đọc, đều có thể hưởng lợi từ các loại công nghệ cho phép họ học và lấy bằng như một người bình thường.

Khả năng tiếp cận cũng được cải thiện từ góc độ địa lý nhờ vào công nghệ. Các cơ hội học trực tuyến, cho phép sinh viên có thể tham gia học các trương trình tại các trường ở các quốc gia khác nhau, giúp sinh viên có thể tiếp cận được với những nền giáo dục tốt nhất mà không cần phải tốn kém chi phí du học. Trước khi đại dịch xảy ra, hơn một phần ba số học sinh cho biết họ đã từng tham gia ít nhất một lớp học trực tuyến. Xu hướng này sẽ tiếp tục được phát triển khi mọi người thấy được tính linh hoạt của các khóa học, các chương trình học của nhà trường.

2. Cá nhân hóa phương pháp học tập

Cá nhân hóa phương pháp học tập mang đến rất nhiều lợi ích cho học sinh (Ảnh: Understood)

Cá nhân hóa phương pháp học tập mang đến rất nhiều lợi ích cho học sinh (Ảnh: Understood)

Cá nhân hóa phương pháp học tập cũng là một phần quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số. Thay vì cố gắng dạy tất cả học sinh theo cùng một chương trình, nhiều trường học đã bắt đầu nhận ra giá trị của việc đưa ra các giải pháp dạy thích ứng cho từng học sinh dựa trên điểm mạnh và điểm yếu của họ.

Các phương pháp học tập được cá nhân hóa mang đến một số lợi ích cho sinh viên và các cơ sở học tập. Khi học sinh được phép học theo cách phù hợp nhất với cách tiếp cận kiến thức của chính mình, điều đó sẽ giúp học sinh tiếp thu và lưu trữ thông tin quan trọng một cách dễ dàng hơn. Điều này sẽ tạo động lực lớn học sinh tìm kiếm học bổng cũng như những cơ hội việc làm phù hợp, điều mà trước đây không có.

3. Thực tế ảo

Áp dụng kính thực tế ảo trong dạy học (Ảnh: EON)

Áp dụng kính thực tế ảo trong dạy học (Ảnh: EON)

Thực tế ảo ngày đang dần trở thành một phần quan trọng của công nghệ trên tất cả các lĩnh vực. Dù ban đầu nó được sử dụng như một hình thức giải trí, nhưng giờ đây nó đã được áp dụng nhiều hơn vào các lĩnh vực như dạy học hay thậm chí là cả mua sắm.

Trong ngành giáo dục, thực tế ảo có thể cung cấp cho sinh viên cơ hội được trải nghiệm những gì mà họ học trước khi ứng dụng vào công việc thực tế. Ví dụ, trong ngành khách sạn, sinh viên có thể tận mắt chứng kiến các môi trường làm việc tiềm năng khác nhau, đem đến cho học viên cảm giác như thể họ đang ở trong một tình huống phục vụ khách hàng ngoài thực tế. Điều này đem đến cho học viên kinh nghiệm thực tế mà không cần phải rời khỏi lớp học.

Công nghệ thực tế ảo sẽ giúp cho sinh viên cảm thấy thoải mái hơn cũng như được trang bị những hành trang thực tế để áp dụng vào công việc của mình trong tương lai.

4. Học tập dựa trên mô hình điện toán đám mây

Mô hình điện toán đám mây được áp dụng trong việc dạy học (Ảnh: Elearning Industry)

Mô hình điện toán đám mây được áp dụng trong việc dạy học (Ảnh: Elearning Industry)

Mô hình điện toán đám mây cung cấp cho sinh viên và giáo viên cơ hội kết nối hầu như từ mọi nơi. Họ có thể sử dụng các loại ứng dụng này khi đang ngồi trên giảng đường trực tuyến, từ nhà, hoặc thậm chí là ở cách xa nửa vòng Trái Đất. Khi đại dịch xảy ra, nó chỉ làm tăng tiềm năng cho các loại ứng dụng này. Các giáo viên đã bắt đầu sử dụng nhiều nền tảng khác nhau để lưu trữ các bài giảng và đăng video cho sinh viên nhằm giúp học viên theo kịp chương trình học của mình dù không thể gặp trực tiếp.

Nền tảng này đem đến một loạt các cơ hội. Chúng cho phép truyền trực tuyến các bài giảng, làm cho các lớp học trực tuyến trở nên khả thi hơn. Sinh viên cũng có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để nộp bài, thậm chí kết nối và tham gia học nhóm với những người khác trong lớp.

Các ứng dụng dựa trên điện toán đám mây đã được thiết kế đặc biệt cho sinh viên, thậm chí cho phép các sinh viên có thể tham gia các kỳ thi mà không cần phải đến lớp.

Mô hình điện toán đám mây giúp cho học sinh từ khắp các quốc gia có cơ hội được tiếp cận nhiều hơn với các lớp học và các nền giáo dục khác nhau. Những sinh viên không có cơ hội đi du học hoặc không có cơ hội tham gia vào các lớp học trực tuyến vì bất kỳ lý do nào đều sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển của nền tảng điện toán đám mây.

Theo Hospitalityinsights