Năm 2016 bắt đầu với dấu ấn vòng xoáy mới căng thẳng quân sự gần biên giới phía Tây của nước Nga.
Tại Litva trong khuôn khổ chiến dịch “Quyết tâm Đại Tây Dương” (Operation Atantic Resolve), cùng với những vũ khí tiêu chuẩn, đã điều động bộ phận cơ bản của tiểu đoàn Mỹ trong NATO từ thành phần Trung đoàn bộ binh thứ 2 của đội quân Hoa Kỳ đóng ở Đức. Trong khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương người ta không giấu diếm thực tế rằng hiện diện quân sự tại các nước Baltic và không chỉ ở đây mà sẽ còn tăng cường mở rộng thêm.
Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antony Macherevich lại một lần nữa bày tỏ hy vọng rằng trong tương lai gần tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Warsaw sẽ vượt qua được "sự phủ quyết Đức" đối với việc hình thành căn cứ quân sự thường trực của liên minh trên lãnh thổ nước này. Hơn thế nữa, Ba Lan đã thỉnh cầu NATO bố trí ở nước mình các loại vũ khí hạt nhân. Khả năng đó là rất có thể, và không chỉ ở Ba Lan hay Litva, mà còn ở các quốc gia Đông Âu khác nữa.
Viễn cảnh như vậy được xác định khá rõ những ngày gần đây, qua tuyên bố của Tổng tư lệnh lực lượng liên minh NATO, tướng Không quân Mỹ Philip Breedlove. Ông này nói rằng trong quan hệ với Nga đã tới lúc của "những biện pháp cứng rắn". Sự cứng rắn đó cần thể hiện trong việc phái đội quân Mỹ đến châu Âu và mức độ “chuẩn bị cao” của lực lượng Mỹ với khả năng giao chiến với "đối thủ cũ thời chiến tranh Lạnh".
Chiến dịch "Quyết tâm Đại Tây Dương" bắt đầu ngay từ mùa xuân năm 2014, tức là từ thời điểm Crưm nhập vào thành phần LB Nga. Các thủ lĩnh quốc gia vùng Baltic rõ ràng e sợ rằng cảnh tượng đó cũng có thể diễn ra cả với họ, và đã cầu tới sự giúp đỡ của NATO. Kể từ đó trở đi, các binh sĩ của Lầu Năm Góc luân phiên hiện diện tại khu vực.
Trên thực tế, người Mỹ có những đơn vị ở Litva phòng rong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang cục bộ. Nhưng ở đó, cũng như ở Latvia và Estonia đã tập trung cả những vũ khí tấn công: xe tăng Abrams và xe địa hình bộ binh Bradley. Ngoài ra, cơ số máy bay ở phi trường Shyaulyai thuộc Litva bổ sung 16 chiến đấu cơ của NATO. Tại tất cả các nước Baltic đều triển khai đơn vị đặc nhiệm Mỹ. Còn trên biên giới với LB Nga thì bố trí các thành tố tình báo điện tử của khối Liên minh.
Xét theo tình hình Đông Âu, hiện diện của NATO sẽ mang tính lâu dài. Các phương tiện truyền thông Mỹ bây giờ ráo riết xoáy vào đề tài "gấu Nga" mà theo mô tả của họ thì "cực nguy hiểm". Có vẻ là đã đến lúc cần "chấm dứt bắt tay gấu”.
Moscow đương nhiên nhận thức rõ tính nghiêm trọng của mối đe dọa này. Ngày 31/12/2015 Tổng thống Vladimir Putin đã phê duyệt Chiến lược An ninh quốc gia mới. Trong tài liệu này hoạt động quân sự của Hoa Kỳ và các nước NATO khác được xem như là "mối đe dọa trực tiếp cho an ninh quốc gia" của Nga. Lần đầu tiên kể từ toàn bộ thời hậu xô-viết Nga thẳng thắn công khai đưa ra đánh giá khách quan về Hoa Kỳ và NATO. Mặc dù những đánh giá như vậy đã có từ lâu nhưng không nêu chính thức. Và bây giờ đã tới lúc tuyên bố rõ ràng.
Sai lầm cơ bản của các chính trị gia phương Tây sau khi Liên Xô tan rã là "phát triển cơ cấu quân sự về phía Đông" và tham vọng của NATO muốn "thống trị" trên châu lục này. Chính vì thế mà "bây giờ chúng ta phải thảo luận về tình hình khủng hoảng", như Tổng thống Nga nhận xét trong cuộc phỏng vấn gần đây của các nhà báo Đức.
Theo Sputnik