Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê duyệt chiến lược an ninh quốc gia được đổi mới, trong đó chỉ ra rằng việc mở rộng lực lượng của Khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương và thực tế khối này tiến sát gần biên giới Nga đang đe dọa an ninh quốc gia của đất nước.
Chúng tôi kiên quyết phản bác tuyên bố vô căn cứ cho rằng NATO và chính sách của khối đang đặt ra mối đe dọa với Matxcơva", hãng tin AP dẫn lời phát ngôn viên Lungescu. Bà Lungescu nói thêm rằng ban lãnh đạo NATO đang tiếp tục nghiên cứu khái niệm đổi mới của Liên bang Nga trong lĩnh vực an ninh quốc gia.
NATO không chịu đảm nhận những nghĩa vụ pháp lý không mở rộng sang hướng Đông, nhưng đã thực hiện lời hứa miệng với Moscow, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trước đó cho biết trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Zvezda.
"NATO không chỉ được duy trì mà còn dịch chuyển về hướng Đông. Các bạn chắc đã đọc được, bây giờ có rất nhiều tranh cãi liệu người ta có từng hứa với Liên Xô, khi thống nhất nước Đức, và sau đó là Nga rằng NATO không mở rộng về phía Đông. Họ đã hứa. Chúng tôi đang lấy ra các tài liệu lưu trữ được biết. Mà ở phương Tây hiện nay cũng có nhiều tài liệu hết hạn bảo mật. Họ đang công bố chúng.
Chúng tôi muốn tổ chức buổi hội thảo, có lẽ thông qua Vụ Tài liệu lịch sử, tập hợp các nhà khoa học, để gạt sang bên chính trị, hùng biện và cảm xúc khi đọc lại những cuộc đối thoại đã diễn ra. Không ở đâu ghi rằng, họ không được phép mở rộng về mặt pháp lý, rằng họ không có quyền, kể cả khi bắt đầu mở rộng, triển khai các hạ tầng quân sự", ông Lavrov nói.
Ngoại trưởng Nga chỉ ra rằng, phù hợp với tài liệu nền tảng giữa NATO-Nga ký năm 1997, trên lãnh thổ các thành viên mới của NATO không được phép bố trí lực lượng chiến đấu dài hạn.
"Cuối cùng, khi nhận thấy rõ rằng, bất chấp những lời hứa và bảo đảm họ đang thực hiện mạnh mẽ và quán triệt việc mở rộng, chúng tôi đã ký với họ Hiệp ước về các mối quan hệ lẫn nhau, sự hợp tác và an ninh giữa Liên bang Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (năm 1997), nơi ghi rõ không thể có các lực lượng quân sự đáng kể trên lãnh thổ các nước thành viên mới bố trí trên cơ sở thường xuyên. Người Baltic, Ba Lan và một số thành viên NATO bây giờ muốn phá vỡ Hiệp ước, rút khỏi đó,để triển khai các lực lượng quân sự thường trực đáng kể trong lãnh thổ của họ", ông Lavrov chỉ ra thực tế.
Theo Sputnik