Thuế ở Việt Nam đứng vị trí thứ mấy ASEAN?

Nhìn chung, Singapore và Brunei vẫn được xem như những thiên đường thuế cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp tại ASEAN với nhiều loại thuế bằng 0%.
Thuế ở Việt Nam đứng vị trí thứ mấy ASEAN?

Chuẩn bị gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), nhiều quốc gia ASEAN đang gấp rút cải cách hệ thống quy định, chính sách để thu hút dòng vốn củanhà đầu tưngoại. Trong đó, yếu tố sống còn quyết định sức hấp dẫn của một nước đối với nhà đầu tư là tỷ suấtthuế.

Nhìn tổng quát các loại thuế bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế nhà thầu và thuế thu nhập đặc biệt, Việt Nam có mức thuế suất cao bậc nhất khu vực.

Trên thực tế, mới đây,PGS. TS Trần Đình Thiên cho biết người Việt “gánh” tỷ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần các nước khác trong khu vực.

Ông cho biết trung bình trong giai đoạn 2007-2012, tỷ lệ thuế và phí của Việt Nam là 21,6% GDP, Trong khi Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan, Malaysia là 15,5%, Indonesia là 12,1% và Ấn Độ chỉ là 7,8%.

Mặc dù vậy, cần ghi nhận Việt Nam là một trong số ít các nước ASEAN đang trên lộ trình giảm thuế cho doanh nghiệp.

Ví dụ, thuế thu nhập doanh nghiệp đã được hạ từ 32% xuống 22% trong những năm gần đây, tiến tới mức 20% vào năm 2016.

Nổi bật, Philippines là nước dẫn đầu trong việc đánh thuế cao ở mọi loại hình. Thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 30%, vượt xa các nước khác. Myanmar đánh thuế thu nhập doanh nghiệp tới 40%, nhưng chỉ áp dụng với các công ty nước ngoài. Công ty nội địa vẫn được hưởng mức thuế suất "thân thiện" tại 5%.

Philippines cũng là nước quán quân trong việc đánh VAT cao tại 12%, theo sau là Việt Nam tại 10%.

Hai nước có mức thuế tổng quan cũng thuộc loại cao khác là Thái Lan và Indonesia.

Tuy nhiên, với trường hợp của Thái Lan, 20% thuế doanh nghiệp chỉ thuộc hạng trung bình. Hơn nữa, Ủy ban giám sát đầu tư của Thái Lan vừa tung ra hai chương trình mới. Theo đó, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các công ty thuộc hai chương trình sẽ được giảm xuống 10% đối với doanh nghiệp Thái và 0% với chi nhánh công ty nước ngoài.

Chưa hết, nhân viên của các chi nhánh công ty ngoại này sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân, chi nhánh cũng không phải đóng thuế lãi vay.

Ngược lại, Indonesia lại muốn tăng thuế đánh vào doanh thu của các công ty lên 30% trong năm 2015, một động thái có thể đẩy thuế nhập khẩu hàng tiêu dùng từ 10 – 150%.

Bù lại, Indonesia xóa thuế đánh vào hàng xa xỉ. Đồng nghĩa người dân sẽ không phải trả loại thuế này khi mua các mặt hàng như xe hơi, đồ hiệu, đồ điện tử,… nhưng vẫn phải đóng thuế giá trị gia tăng. Trước đây, Indonesia đánh thuế hàng xa xỉ lên tới 75%.

Nhìn chung, Singapore và Brunei vẫn được xem như những thiên đường thuế cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp tại ASEAN với nhiều loại thuế bằng 0%.

Theo Bizlive