Thấy gì từ việc Huawei ra mắt smartphone P50 và loạt thiết bị công nghệ khi vẫn bị Mỹ "cấm vận"?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Huawei vẫn đang tìm cách chống chọi với lệnh cấm vận từ phía Mỹ. Tuần qua, hãng đã cho ra mắt flagship P50 chạy hệ điều hành Harmony OS 2, cùng một loạt các sản phẩm công nghệ khác.
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Ngày 29/7, Huawei đã tổ chức hội nghị ra mắt sản phẩm mới hàng đầu dòng P50. Do ảnh hưởng từ lệnh cấm vận của Mỹ, hội nghị ra mắt liên tục bị trì hoãn. Khi các đối thủ liên tục ra mắt sản phẩm mới, Huawei giống như nhấn phải nút giảm tốc độ.

Trong lĩnh vực điện thoại thông minh, Huawei cũng buộc phải chậm lại. Theo số liệu gần đây được công bố bởi cơ quan dữ liệu Canays, thứ hạng của các lô hàng điện thoại di động toàn cầu đã có những thay đổi lớn: năm vị trí dẫn đầu là Samsung, Xiaomi, Apple, OPPO và Vivo. Trong đó, Xiaomi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất với 83%, trong khi Huawei đã rơi khỏi top 5. Huawei đã phải nhường thị trường điện thoại di động, đặc biệt là thị trường điện thoại di động cao cấp cho Samsung và Apple.

Chính vì vậy mà hội nghị này càng thu hút nhiều sự chú ý hơn, một mặt, đây có thể là hội nghị di động hàng đầu cuối cùng của Huawei. Điều đáng lo ngại là liệu Huawei, vốn đang thiếu chip, có thể tiếp tục phát triển dòng di động mới hay không?

Mặt khác, trước những thay đổi của thị trường toàn cầu, liệu các doanh nghiệp nội địa Trung Quốc có thể khai sinh ra thương hiệu cao cấp tiếp theo hay không cũng là điều gây tò mò. Là một chủ lực quan trọng của chuỗi ngành điện thoại di động Trung Quốc, sản phẩm mới ra mắt của Huawei vẫn thu hút sự chú ý của giới truyền thông.

Điện thoại, máy tính bảng và loa thông minh mới

Huawei ra mắt hai phiên bản P50 và P50 Pro

Huawei ra mắt hai phiên bản P50 và P50 Pro

Điện thoại di động Huawei P50 và P50 Pro là tiêu điểm chính của hội nghị Huawei. Nhìn vào loạt điện thoại di động hàng đầu của Huawei, không khó để nhận thấy dòng P tập trung vào chụp ảnh và quay phim.

Điểm nổi bật của sản phẩm chủ lực Huawei P50 Pro bao gồm 2 cụm camera được giấu trong hai lỗ tròn lớn ở mặt sau. Cụm camera thứ nhất là camera chính với 3 camera gồm cảm biến chính 50MP, cảm biến đen trắng 40MP và một camera góc siêu rộng 13MP.

Trong khi đó, cụm camera thứ 2 là cụm camera zoom, hỗ trợ ổn định hình ảnh quang học và thu phóng kỹ thuật số lên đến 200x, tiêu cự lên tới 2,700mm, cảm biến lấy nét hỗ trợ bằng laser.

Ngoài ra, Huawei cũng mang đến một số sản phẩm mới tại buổi họp báo, bao gồm:

Loa thông minh Huawei Sound X: đây là sản phẩm loa thông minh đầu tiên của Huawei được cài đặt sẵn hệ điều hành HarmonyOS 2 cho nên điện thoại, máy tính bảng, PC và màn hình thông minh có thể kết nối với loa một cách dễ dàng.

Tivi Huawei Smart Screen V75 Super: áp dụng công nghệ SuperMiniED do Huawei tự phát triển. TV có màn hình với độ sáng tối đa lên đến 3000nits và chạy hệ điều hành HarmonyOS 2 mới nhất.

Đồng hồ đeo tay Huawei Band 6 Pro: tích hợp thêm cảm biến nhiệt độ, có thể rung và báo động khi thân nhiệt người dùng bất thường.

Màn hình thông minh Kids learning: đây là màn hình thông minh đầu tiên dành cho trẻ em của thương hiệu này. Thiết bị chạy trên hệ điều hành HarmonyOS 2 của Huawei, cung cấp nội dung giáo dục cho trẻ em một cách thú vị và tăng tương tác cho trẻ tạo hứng thú trong học tập.

Các sản phẩm của Huawei tại hội nghị này vẫn hướng đến dòng cao cấp. Dù là điện thoại thông minh, màn hình thông minh hay loa thông minh, đều có nhiều điểm đáng chú ý, nhưng do lệnh trừng phạt, các sản phẩm này đều không hoàn hảo như mục tiêu của Huawei.

Dòng điện thoại di động P50 dù có mức giá cao nhưng chỉ có thể hỗ trợ mạng 4G chứ không thể cung cấp mạng 5G. Lệnh cấm do chính phủ Mỹ ban hành đã cắt đứt khả năng của Huawei trong việc thu mua các chất bán dẫn tiên tiến nhất, giờ đây chiếc máy hàng đầu này chỉ có thể sử dụng mạng 4G thay vì 5G.

Điều này cũng đúng đối với các sản phẩm màn hình thông minh. Mặc dù chúng có trải nghiệm giải trí cấp cao tích hợp Harmony OS 2, nhưng chúng chỉ cung cấp HDMI 2.0 thay vì HDMI 2.1 mới nhất, điều này có ảnh hưởng lớn đến khả năng truyền dữ liệu.

HDMI 2.1 có thể hỗ trợ tốc độ truyền tải dữ liệu lên đến 48Gbps và có thể phát mượt mà các video độ phân giải 10K trên màn hình có tốc độ làm tươi cao, trong khi HDMI 2.0 chỉ có thể đạt tối đa 18Gbps nên sẽ ảnh hưởng nhất định đến người mua.

Việc không có khả năng sử dụng chip 5G do lệnh trừng phạt của Mỹ là một tổn thương nghiêm trọng cho các sản phẩm của Huawei.

Mặc dù Huawei vẫn đang tung ra các sản phẩm mới dưới những ràng buộc từ bên ngoài, nhưng những thiếu sót này sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định của người tiêu dùng. Có lẽ Huawei cũng hiểu điều này nên ngoài việc tiếp tục đánh vào phân khúc cao cấp, điều quan trọng nhất hiện nay là giữ chân người dùng cũ.

Tìm kiếm cơ hội

HarmonyOS là tấm bùa hộ mệnh của Huawei.

HarmonyOS là tấm bùa hộ mệnh của Huawei.

Cung cấp cho người dùng cũ dịch vụ nâng cấp hệ điều hành HarmonyOS 2.0 là một phương pháp quan trọng để Huawei giữ chân người dùng.

Để thu hút khách hàng tiếp tục sử dụng điện thoại di động của Huawei, Giám đốc điều hành kinh doanh tiêu dùng của Huawei, Yu Chengdong cho biết tại cuộc họp báo rằng người dùng của Huawei có thể thay pin điện thoại di động, nâng cấp dung lượng bộ nhớ điện thoại và nâng cấp hệ thống HarmonyOS 2.0 tại các cửa hàng ngoại tuyến. Điều này có thể thu hút người dùng tiếp tục sử dụng điện thoại di động Huawei ở một mức độ nhất định.

Các dịch vụ hỗ trợ nâng cấp HarmonyOS được thực hiện tương tự với các sản phẩm thông minh khác của Huawei.

Tuy nhiên, vẫn chưa biết liệu những cách làm này có hiệu quả trong thời gian dài hay không. Các sản phẩm điện tử được cập nhật nhanh chóng. Ngay cả khi Huawei Harmony OS 2 có thể mang đến trải nghiệm mới nhất cho người dùng, thì việc nâng cấp phần cứng mạnh và tốt hơn thường có thể thu hút người dùng hơn.

Đặc biệt là đối với nhóm người tiêu dùng trẻ, những người quan tâm nhiều hơn đến cấu hình phần cứng, điều này không thể được khắc phục chỉ bằng việc nâng cấp phần mềm, vì vậy Huawei cần các biện pháp khác để tồn tại.

Hãng nội địa Trung Quốc nào đủ sức thay thế Huawei thị trường cao cấp?

Sau khi Huawei từ bỏ thị phần cao cấp, smartphone cao cấp trên thị trường quốc tế đang nhanh chóng bị Samsung và Apple chiếm lĩnh, và chiếc điện thoại nội địa tiếp theo có thể đứng ở vị trí cao cấp vẫn là một ẩn số.

Theo dữ liệu gần đây do cơ quan dữ liệu Canays, trong số 5 lô hàng điện thoại di động hàng đầu thế giới: Samsung, Xiaomi, Apple, OPPO và Vivo lần lượt chiếm 19%, 17%, 14%, 10% và 10%. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng so với quý trước, Samsung tăng 15%, Xiaomi tăng 83%, Apple tăng 1%, OPPO và vivo lần lượt tăng 28% và 27%.

Ảnh: Canays
Ảnh: Canays

Do thị phần của Samsung tại Trung Quốc đã rơi vào tay những người khác, nên có thể thấy rằng sự tăng trưởng nhanh hơn của Samsung chủ yếu đến từ các thị trường nước ngoài, và Samsung đã dần trở lại điểm cạnh tranh với Apple trong lĩnh vực tầm trung đến cao cấp. Rõ ràng, sau khi Huawei rút lui khỏi thị trường quốc tế, thị trường cao cấp đã bị rơi vào tay Samsung.

Theo quan điểm hiện tại, các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc vẫn cần một khoảng thời gian để đánh vào thị trường cao cấp. Theo số liệu bán hàng của 618 năm nay, iPhone 12 của Apple vẫn đứng đầu trong danh sách bán điện thoại di động và nó cũng là một trong số ít các sản phẩm điện thoại di động trên 4000 NDT trong danh sách. Doanh số sản phẩm điện thoại di động cao cấp trên 4000 NDT khó có thể lọt vào danh sách này.

Một mặt có thể là do ngân sách mua hàng của người tiêu dùng giảm, mặt khác là do người dùng vẫn chưa thấy sản phẩm cao cấp nào có thể cạnh tranh với iPhone 12. Nếu so sánh với danh sách bán hàng 618 của năm ngoái, có thể thấy Huawei vẫn là thương hiệu cao cấp duy nhất được người dùng Trung Quốc công nhận, vậy ai sẽ là người thay thế Huawei tiếp tục tác động đến thị trường cao cấp?

Xét về tốc độ tăng trưởng, có lẽ Xiaomi là thương hiệu có nhiều cơ hội nhất. Theo tốc độ tăng trưởng 83% của mình, Xiaomi đã mở rộng nhanh chóng cả trong nước và nước ngoài. Bắt đầu từ năm 2020, Xiaomi sẽ chính thức định vị sản phẩm chủ lực của mình ở mức giá 5000-7000 NDT.

Sản phẩm Xiaomi 11 Utra không chỉ vượt 6.000 NDT mà còn trở thành điện thoại Android bán được nhiều nhất trong tầm giá 4.000-6.000 NDT trong tháng 5. Điều này cho thấy Xiaomi có tác động nhanh nhất và hiệu quả nhất đến phân khúc cao cấp.

Nhưng so với Huawei, con đường cao cấp của Xiaomi chỉ mới bắt đầu, điều cần thấy là ngay cả khi Xiaomi đã vươn lên một tầm cao mới thông qua các sản phẩm của mình, thì những vấn đề sau đó đã khiến Xiaomi mất cảnh giác.

Sau khi Xiaomi Mi 11 chính thức được bán ra, nhiều người dùng đã phản ánh rằng sản phẩm gặp vấn đề như mất kết nối Wi-Fi và mất cảm ứng. Số lượng khiếu nại về Mi 11 trên trang thương mại điện tử Tianmao đã lên tới 7674.

Đồng thời, hệ thống MIUI vốn được các fan của Xiaomi hết lời ca ngợi trước đây lại gặp phải nhiều vấn đề thường xuyên trong năm nay. Mọi thứ đều chỉ ra một thực tế rằng Xiaomi, hãng muốn chạm phân khúc cao cấp từ phân khúc giá rẻ, vẫn phải vượt qua nhiều ngưỡng.

Những lo lắng tiềm ẩn của chuỗi cung ứng

Ảnh: Counterpointresearch

Ảnh: Counterpointresearch

Thị trường cao cấp bị mất của Huawei góp phần mở rộng hơn nữa chuỗi của Apple, và điều này đã trở thành con dao hai lưỡi đối với chuỗi ngành liên quan của Trung Quốc.

Theo báo cáo tài chính gần đây của Apple, doanh số bán iPhone trong quý tài chính thứ ba của họ đã tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái lên 39,6 tỉ USD và doanh thu tại Trung Quốc cũng đạt 14,762 tỉ USD, tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong ngắn hạn, chuỗi công nghiệp liên quan đến Apple tại Trung Quốc đã thu được lợi nhuận cao hơn và tăng trưởng nhanh hơn, nhưng về lâu dài, điều này mang lại sự không chắc chắn lớn hơn cho chuỗi công nghiệp Trung Quốc.

Chuỗi cung ứng thiết bị điện tử của Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào Apple. Những công ty này đang tận hưởng khối tài sản khổng lồ do sự thịnh vượng của Apple mang lại. Nhưng chính họ cũng đang đối mặt với nguy cơ sụt giảm hiệu suất rất lớn một khi bị Apple không còn phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc.

Do Huawei dần mất hút khỏi thị trường điện thoại di động cao cấp, chuỗi công nghiệp của Apple được đà phát triển mạnh mẽ hơn. Nếu các nhà sản xuất điện thoại di động nội địa Trung Quốc không theo kịp, rủi ro này sẽ càng gia tăng.

Nhưng với tư cách là một công ty Mỹ, Apple chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ Trung - Mỹ, do đó, trong những năm gần đây, hãng đã dần bắt đầu mở rộng chuỗi công nghiệp của mình sang Việt Nam, Ấn Độ và các quốc gia khác, đồng thời triển khai thêm các công ty cung ứng ở Hàn Quốc, Đài Loan.

Sự gia tăng nhanh chóng của chuỗi công nghiệp Trung Quốc nhờ Apple vẫn hiện hữu, nhưng không ai có thể đảm bảo rằng một ngày nào đó trong tương lai, Apple sẽ tiếp tục sử dụng Trung Quốc làm công xưởng thế giới của mình nữa hay không.

Theo Sina