Thảm sát Mỹ Lai: Nỗi ám ảnh suốt nửa thế kỷ

Ngày 16/3/1968 đi vào lịch sử Việt Nam như một trong những ngày đau thương nhất khi lính Mỹ sát hại 504 thường dân trong vụ thảm sát ở thôn Mỹ Lai, làng Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi.
Thảm sát Mỹ Lai là tội ác chiến tranh ghê rợn do Lục quân Mỹ gây ra trong chiến tranh Việt Nam. Hiện trường vụ thảm sát là thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 16/3/1968, trực thăng quân sự Mỹ đưa từng tốp lính tới Mỹ Lai,
Thảm sát Mỹ Lai là tội ác chiến tranh ghê rợn do Lục quân Mỹ gây ra trong chiến tranh Việt Nam. Hiện trường vụ thảm sát là thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 16/3/1968, trực thăng quân sự Mỹ đưa từng tốp lính tới Mỹ Lai,

Vụ thảm sát Mỹ Lai xảy ra không lâu sau sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968, khi lính Mỹ nhận tin báo cho thấy một tiểu đoàn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đang ẩn nấp ở thôn Mỹ Lai. Lục quân Mỹ quyết định tổ chức một cuộc tấn công quy mô lớn vào Mỹ Sơn. Đại úy Ernest Medina, kẻ trực tiếp chỉ huy lực lượng gây ra vụ thảm sát, đã ra lệnh “tiêu diệt tất cả những gì còn sống” khi tấn công Mỹ Lai. Trung đội của William Calley là lực lượng đầu tiên xả súng vào thường dân. Tốp trực thăng thứ 2 đáp xuống Mỹ Sơn 17 phút sau tốp đầu tiên.

Hình ảnh hai đứa trẻ Việt Nam đang che chở cho nhau trước họng súng lính Mỹ. Đứa trẻ bên ngoài lớn hơn và dường như là anh. Tuy nhiên, hình ảnh đầy thương cảm đó không làm động lòng lính Mỹ. Hai đứa trẻ vẫn bị bắn bởi những kẻ gây ra vụ thảm sát. Họ điên cuồng tuân thủ mệnh lệnh “thấy động là giết” của chỉ huy.

Nhằm hiện thực hóa yêu cầu của chỉ huy, lính Mỹ điên cuồng xả súng vào những người dân vô tội ở Mỹ Lai dù họ hoàn toàn không một tấc sắt trong tay. Những người lẩn trốn hay đầu hàng cũng không thoát khỏi kết cục bị thảm sát. Trong bản báo cáo về vụ việc, một binh sĩ kể lại: “Anh ta bắn (vào đứa bé) bằng khẩu AR-15 nhưng trượt. Chúng tôi cười nhạo báng. Anh ta tiến thêm khoảng 1 mét rồi lại bắn trượt. Chúng tôi tiếp tục cười chê. Cuối cùng anh ta dí súng vào đầu đứa trẻ và xiết cò”.

Xác người nằm la liệt sau vụ thảm sát. Phần lớn nạn nhân là phụ nữ và trẻ em, trong đó có cả trẻ sơ sinh. Trước khi bị sát hại, nhiều phụ nữ còn bị cưỡng bức, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo những bộ phận trên cơ thể. “Vài người cố bỏ chạy nhưng không thể và ngã xuống. Tôi nhớ có một người phụ nữ cố vùng dậy và chạy với một đứa bé trên tay nhưng không thể”, Ronald Haeberle, phóng viên ảnh của quân đội Mỹ trực tiếp chứng kiến vụ thảm sát, kể lại.

Không chỉ tàn sát, lính Mỹ còn đốt nhà, phá hủy đồ đạc, giết gia súc và đầu độc các giếng nước. BBC mô tả lại cảnh thảm sát điên cuồng ở Mỹ Lai như sau: “Binh sĩ bắt đầu say máu và xả súng điên cuồng vào phụ nữ, trẻ em và những đứa bé đỏ hỏn. Những gia đình đang ẩn nấp cùng nhau bị sát hại không thương tiếc. Thường dân đưa tay đầu hàng cũng bị giết. Sự tàn bạo của lính Mỹ ngày càng lớn”.

Nhiều giờ sau, cuộc thảm sát ở Mỹ Lai được báo cáo cho các chỉ huy cấp cao trong quân đội Mỹ. Tuy nhiên, lệnh ngừng bắn đã đến quá muộn. Hơn 504 thường dân đã bị sát hại trong cuộc tắm máu của Lục quân Mỹ.

Phi hành đoàn trên một trực thăng làm nhiệm vụ trinh sát của Mỹ chứng kiến vụ thảm sát đã quyết định giải cứu những thường dân gặp nạn. Trong báo cáo gửi chỉ huy, phi công Hugh Thompson, người lái chiếc trực thăng trinh sát, đã sử dụng những cụm từ như “giết người”, “sát hại vô cớ và không cần thiết” để mô tả về hành động của đồng đội ở Mỹ Lai.

Lính Mỹ duy nhất bị thương trong vụ thảm sát là người tự bắn vào chân trong lúc nạp đạn. Tuy nhiên, khi báo cáo không xác thực cho quân đội Mỹ, vụ thảm sát Mỹ Lai được coi là chiến tích lẫy lừng khi tiêu diệt được nhiều Việt Cộng mà không gánh thiệt hại về người. Trải qua hàng loạt khó khăn, vụ thảm sát Mỹ Lai cuối cùng cũng được phanh phui bất chấp sự bao che của các tướng lĩnh và quan chức hàng đầu chính phủ Mỹ.

Sự thật về thảm sát Mỹ Lai thổi bùng phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trên khắp thế giới. Tuy nhiên, những kẻ gây ra vụ việc kinh hoàng vẫn tiếp tục được giới chức Mỹ tìm cách bao che. Kẻ duy nhất hứng chịu sự trừng phạt là William Calley. Tuy nhiên, mức án của y chỉ là 4 tháng tù giam.

Theo Zing