Tạp chí Nature: "Sputnik V" hiệu quả và an toàn nhất, nhưng vì sao chưa được thừa nhận?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes –Tạp chí Nature cho rằng người Nga đã tạo ra một loại vaccine được cho là hiệu quả nhất và có lẽ là an toàn nhất chống lại COVID-19, nhưng vẫn chưa được công nhận. Vì sao?
Vắc xin Sputnik V
Vắc xin Sputnik V

Tạp chí Nature, một trong những ấn phẩm khoa học đa ngành lâu đời và có uy tín nhất trên thế giới, vừa đăng tải một phân tích về hiệu quả của vaccine "Sputnik V" trên trang nhất.

Bài báo cho rằng người Nga đã tạo ra một loại vaccine được cho là hiệu quả nhất và có lẽ là an toàn nhất chống lại COVID-19.

Chỉ riêng việc ca ngợi về một sản phẩm “phi quân sự” của Nga trên một ấn phẩm của Anh đã là một hiện tượng hiếm thấy, nhưng điều đặc biệt là từ các dữ liệu được đưa ra, bài viết chỉ thẳng, tiếc rằng, cho đến nay Cơ quan quản lý thị trường dược phẩm của EU lại không chứng nhận loại vaccine này là an toàn nhất, và vì vậy, họ đã vô tình để cho các loại vắc xin không an toàn khác được đưa đến người dân trên toàn thế giới.

Bài viết của Tạp chí Nature cho rằng người Nga đã tạo ra một loại vaccine được cho là hiệu quả nhất và có lẽ là an toàn nhất chống lại COVID-19.

Bài viết của Tạp chí Nature cho rằng người Nga đã tạo ra một loại vaccine được cho là hiệu quả nhất và có lẽ là an toàn nhất chống lại COVID-19.

Phải chăng có yếu tố chính trị trong vấn đề này?- Bài báo đặt câu hỏi.

Cho dù vì lý do nào đi chăng nữa thì trên thực tế đang cho thấy vaccine của Nga là hiệu quả nhất. Các số liệu do Bộ Y tế UAE công bố, thu được trên cơ sở theo giõi 81.000 người được tiêm chủng vaccine “Sputnik V”, cho thấy hiệu quả đạt đến 97,8% trong việc ngăn ngừa nhiễm COVID-19 và 100% trong việc ngăn ngừa các dạng nặng của bệnh.

Không có vaccine coronavirus nào trên thị trường hiện nay có hiệu quả như vậy: 97,8%.

Để so sánh với các loại vaccine khác chúng ta thấy rõ điều này. Ví dụ, dữ liệu từ Cơ quan Y tế Israel, nơi thực hiện tiêm chủng hàng loạt với loại vaccine Pfizer, cho thấy hiệu quả chống lại sự lây nhiễm là khoảng 63% và ngăn ngừa các trường hợp nghiêm trọng của bệnh là khoảng 93%. Vắc xin từ AstraZeneca, được quảng bá ở các nước châu Âu (theo kết quả thử nghiệm lâm sàng) có hiệu quả chống lại lây nhiễm là khoảng 79%.

Đó là loại thuốc AstraZeneca mà tác giả bài báo trên Nature so sánh chi tiết với "Sputnik V", vì đây là cùng một loại vắc-xin - adenovirus. Sử dụng một loại virus an toàn để đưa một đoạn coronavirus - protein đột biến của nó - vào tế bào. Với protein này, coronavirus sẽ mở đường xâm nhập vào tế bào.

Thuốc chủng ngừa AstraZeneca nổi tiếng là một loại thuốc có thể gây nguy hiểm cho con người. Sau khi tiêm, có thể dẫn đến đông máu vón cục và gây tử vong. Ở một số quốc gia, việc tiêm phòng AstraZeneca tạm thời bị cấm sau khi có những trường hợp tử vong do đông máu.

Bài viết của Tạp chí Nature còn cho biết: “Một nghiên cứu từ Bệnh viện Buenos Aires ở Argentina cho biết không có trường hợp rối loạn chảy máu, đông máu hoặc các biến cố bất lợi khác trong số 683 nhân viên y tế được tiêm chủng “Sputnik V”.

Bài báo nhấn mạnh: “Phân tích 2,8 triệu ca tiêm chủng do Sputnik thực hiện ở Argentina cho thấy không có trường hợp tử vong nào liên quan đến vắc xin. Ngoài ra, nghiên cứu, được xuất bản dưới dạng bản in trước đó (vào tháng 5), dựa trên dữ liệu từ Cộng hòa San Marino, không tìm thấy tác dụng phụ nghiêm trọng nào ở 2.558 người lớn được tiêm một liều Sputnik V và 1.288 người được tiêm cả hai mũi. "

"Sputnik V" bắt đầu được sản xuất tại Việt Nam

"Sputnik V" bắt đầu được sản xuất tại Việt Nam

Tác giả bài báo trên Tạp chí Nature đưa đến một kết luận: "Sputnik V" là loại vaccine tốt nhất hiện nay chống lại COVID-19”.

Sau đó tác giả bài báo đặt câu hỏi: Tại sao loại thuốc này không được Cơ quan Y tế Châu Âu (EMA) chấp thuận? Việc thiếu sự chấp thuận này không ngăn cản các quốc gia châu Âu riêng lẻ (chẳng hạn như Hungary) mua và sử dụng “Sputnik V”. Bài viết cũng khẳng định: “Chắc chắn, việc chấp thuận của cơ quan Y tế châu Âu sẽ mở đường cho việc vận chuyển hàng loạt Sputnik tới các nước EU. EMA đã nghiên cứu thông tin về vắc xin của Nga từ đầu tháng 3, nhưng vẫn từ chối đăng ký mà không đưa ra một lý do chính thức nào.

Một trong những chuyên gia được trích dẫn trong bài báo trên Nature nói thẳng rằng, "EMA đang vận động hành lang cho Pfizer." Nhưng một quan chức của EMA (được trích dẫn trong bài báo) đã trả lời: "Điều này không phải như vậy, chúng tôi có các quy tắc giống nhau cho tất cả các loại vắc xin."