Sàn giao dịch thương mại điện tử: Kết nối doanh nghiệp và khách hàng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Thương mại điện tử (TMĐT) ngày nay được coi là công cụ tiềm năng cho các nhà kinh doanh, từ doanh nghiệp lớn đến doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, sàn giao dịch TMĐT là một trong những nền tảng phổ biến.
Sàn thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh ở Việt Nam.
Sàn thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh ở Việt Nam.

Sàn TMĐT đóng vai trò như một chiếc cầu nối, liên kết hàng ngàn shop bán hàng online, công ty, doanh nghiệp và nguồn khách hàng đa dạng, tiềm năng. Với nền tảng được xây dựng khoa học, sàn TMĐT có khả năng đáp ứng các hệ thống có cấu trúc thông tin phức tạp bằng mô hình trình bày linh động. Cụ thể, các chức năng lõi đáp ứng đầy đủ đảm bảo tính năng của một sàn giao dịch gồm nhiều yếu tố khác nhau.

Chức năng hiển thị hình ảnh, video với độ phân giải cao

Người mua hàng muốn nhìn thấy nhiều góc độ, phóng to và "cảm nhận" được sản phẩm, vì thế chất lượng hình ảnh khi đăng tải cần được đầu tư. Doanh nghiệp có thể sử dụng riêng một server để lưu trữ hình ảnh sản phẩm để tối ưu hóa tốc độ load trang. Đối với những ảnh sản phẩm lớn, nên có những cài đặt để tự động co ảnh ở vị trí phù hợp.

Chức năng đánh giá sản phẩm – bình luận sản phẩm

Người mua hàng có xu hướng đọc đánh giá sản phẩm và quyết định mua hàng từ đây. Hiển thị các đánh giá hay bình luận là yếu tố không thể thiếu để sàn thương mại điện tử có được tương tác phong phú từ người bán và người mua. Chủ yếu hình thức đánh giá hiện tại ở dạng "sao". Về bình luận, người quản trị có thể lọc và kiểm duyệt bình luận trước khi được hiển thị ra ngoài, nhằm mang lại thông tin hữu ích cho khách hàng khi tìm kiếm sản phẩm và muốn xem những trải nghiệm từ người mua trước.

Hiển thị các khuyến mại và ưu đãi mới nhất

Toàn bộ các ưu đãi mới nhất thường được hiển thị ở vị trí dễ nhìn thấy nhất như thanh menu hay slidebar chạy xuyên suốt ở đầu hoặc cuối trag. Đây là vị trí khách hàng chú ý đến nhiều nhất.

Sàn thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh ở Việt Nam.

Sàn thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh ở Việt Nam.

Chức năng lọc và tìm kiếm sản phẩm nâng cao

Với khối lượng sản phẩm lớn từ các sàn thương mại điện tử, các khách hàng có nhu cầu lọc ra danh sách sản phẩm họ cần và phù hợp với thông tin tìm kiếm của khách. Bên cạnh đó, tính năng hiển thị sản phẩm liên quan có thể giúp khách hàng tham khảo, tăng khả năng mua sản phẩm.

Tùy chọn thanh toán và chức năng giỏ hàng

Khách hàng đến từ nhiều nơi và có nhu cầu về thanh toán online, website cần tích hợp hệ thống thanh toán đa dạng như qua tài khoản ngân hàng, tiền ảo hoặc các ví điện tử theo cầu của khách hàng. Đồng thời, công cụ điều chỉnh trong giỏ hàng sẽ là một lợi thế giúp khách hàng thấy sự tiện lợi khi mua hàng tại ứng dụng.

Tổ hợp tính năng chuyên sâu đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử

Bộ công cụ này giúp người bán dễ dàng triển khai các chương trình khuyến mại, marketing sản phẩm, tạo sức hút cho sàn cần thực hiện đồng bộ các chương trình săn hàng giờ vàng,... Người dùng cũng có thể chia sẻ các chương trình dễ dàng nhờ liên kết mạng xã hội.

Công cụ báo cáo

Đây là một tính năng quan trọng trong sàn thương mại điện tử, giúp thống kê số lượng gian hàng đang tồn tại, gian hàng sắp hết hạn và số lượng tài khoản của người mua và người bán được khởi tạo. Ngoài ra, công cụ cho phép người bán quản lý hàng hóa và doanh thu của gian hàng.

Sàn thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh ở Việt Nam.

Sàn thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh ở Việt Nam.

Lợi ích của sàn TMĐT

Sàn TMĐT khả dụng trên nhiều nền tảng khác nhau, cùng khả năng tùy biến linh hoạt, đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau về chức năng và cấu trúc của toàn hệ thống. Trên sàn thương mại điện tử, người quản trị hệ thống sẽ tạo lập những chuyên mục (gian hàng) bao gồm thông tin gian hàng thông tin người quản lý, liên kết gian hàng để thanh toán và chọn đơn vị giao. Người bán hàng cần thiết kế danh mục sản phẩm và quy chuẩn hình ảnh theo quy định của sàn giao dịch, được phép trưng bày sản phẩm của mình tại chuyên mục phù hợp đã đăng ký.

Chỉ với một số điện thoại, email đăng ký và thực hiện điền thông tin đăng ký là người mua đã có thể tạo thành công một gian hàng trên sàn thương mại điện tử. Khi tham gia vào hệ sinh thái, người bán được hỗ trợ từ khâu tìm kiếm khách hàng, chốt đơn, theo dõi đơn, giải quyết khiếu nại. Các sàn TMĐT luôn có những biện pháp để ngăn chặn những hành vi gian lận, lừa đảo, nhằm tạo môi trường kinh doanh trung thực. Khi bán hàng trên các sàn thương mại, đơn vị bán hàng chỉ cần tập trung tạo ra chương trình hấp dẫn, khâu quảng bá hay tìm kiếm khách hàng sẽ do sàn sẽ thực hiện

Tại sàn TMĐT, người mua được tiếp cận với nhiều nhà cung cấp các loại sản phẩm và dịch vụ, từ đó so sánh, lựa chọn và quyết định mua phù hợp với nhu cầu bản thân.. Ngược lại, sự hiện diện của nhiều người mua với những ý tưởng khác nhau về giá trị của một sản phẩm xác định sẽ đẩy giá trị của sản phẩm được chào bán lên, đem lại lợi ích cho người bán. Việc tìm kiếm sản phẩm, tham khảo mức giá tại các sàn giao dịch rất thuận lợi.

Theo Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2020, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam (B2C) tăng trưởng trung bình hàng năm từ 20%-30%/năm, doanh thu thương mại điện tử B2C của Việt Nam 2019 đạt 10,08 tỷ USD, ước tính giá trị mua sắm trực tuyến đặt 225USD/người/năm (cao nhất trong khu vực).

Những năm gần đây, các sàn thương mại tích cực thúc đẩy hoạt động gia tăng độ nhận diện thương hiệu với nhiều chiến dịch tích hợp khác nhau làm thay đổi hành vi tiêu dùng của một bộ phận không nhỏ khách hàng. Điều này phản ánh xu hướng chuyển đổi số hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự phổ biến của cụm từ TMĐT lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư ở các thành thị lớn của Việt Nam trong năm 2020.

Bảng xếp hạng các doanh nghiệp TMĐT hàng đầu tại Việt Nam do iPrice insights cập nhật ngày 03/3/2020 cho thấy, Shopee Việt Nam tiếp tục dẫn đầu trong cả năm 2019 về lượng truy cập website (đạt trung bình 38 triệu lượt/tháng). Theo sau lần lượt là Thegioididong với 28 triệu lượt/tháng, Sendo với 27,2 triệu lượt/tháng, Lazada với 27 triệu lượt/tháng và Tiki với 24,5 triệu lượt/tháng.