Quảng Nam công bố chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh

VietTimes -- Chiều 29/8, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Công bố Chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm sâm củ của địa phương
Chiều 29/8, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Công bố Chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm sâm củ của địa phương
Chiều 29/8, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Công bố Chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm sâm củ của địa phương

Theo đó sâm Ngọc Linh có chỉ dẫn địa lý tại xã Măng Ri, xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum và xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Tại buổi công bố chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm sâm củ, các thông tin liên quan đến đặc tính sản phẩm, hình thái, chất lượng, hàm lượng saponin, hàm lượng hợp chất sản phẩm, đặc thù địa hình sinh sống,...cũng được công bố.

Quảng Nam, sâm Ngọc Linh, chỉ dẫn địa lý, công bố, VietTimes
Một góc rừng sâm Ngọc Linh tại xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, Quảng Nam

Sâm Ngọc Linh là một trong 5 loại sâm quý trên thế giới với đặc trưng hợp chất saponin Dammaran. Loại saponin khác biệt so với các loại sâm khác trên thế giới. Được cây tích hợp ở độ cao sinh trưởng từ 1.800-2500m. Và trên thế giới, chỉ có nước Việt Nam và chỉ có 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam có loại sâm Ngọc Linh này.

Sâm Ngọc Linh có tên khoa học là Panax vietnamensis Ha et Grushv. thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Ngoài ra, còn có một số tên gọi khác là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay cây thuốc dấu của đồng bào dân tộc sống xung quanh chân núi Ngọc Linh. Và là cây bản địa Việt Nam, đặc hữu của vùng núi Ngọc Linh. 

Sâm Ngọc Linh có tác dụng như loại thuốc tăng lực, chống lão hóa, hồi dương, tăng cường sức đề kháng, chống độc tố, kích thích điều hòa cơ chế miễn dịch của cơ thể và hỗ trợ phòng bệnh ung thư,... Đặc biệt, sâm Ngọc Linh có những tính năng mà sâm một số nước khác không có là tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tiểu đường,... 

Việc bảo tồn và phát triển diện tích sâm đang trở nên cấp bách, không chỉ để tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, mà còn bảo tồn được nguồn gien quý hiếm của đất nước.

Quảng Nam, sâm Ngọc Linh, chỉ dẫn địa lý, công bố, VietTimes
Cận cảnh một củ sâm Ngọc Linh, một loại cây đặc hữu của tỉnh Quảng Nam

Để bảo tồn nguồn gen quý hiếm và phát triển cây sâm Ngọc Linh đến năm 2030, Chính phủ đã phê duyệt Đề án bảo tồn với 2 giai đoạn. Giai đoạn I từ 2016 - 2020 sẽ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng sâm; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung; bảo tồn giống và phát triển vùng nguyên liệu sâm; công tác truyền thông về cây sâm. Giai đoạn II từ 2020 - 2030 tổ chức phát triển trồng sâm ra 7 xã của huyện với diện tích 30.000ha; phát triển ngành công nghiệp chế biến sâm; phát triển du lịch gắn với phát triển vùng sâm Ngọc Linh. Tổng mức đầu tư của 2 giai đoạn này cần khoảng gần 9.500 tỷ đồng.