Putin dùng “bàn tay thép”, Mỹ - NATO chùn bước

Lập trường cứng rắn của Nga về vấn đề Ukraine và tác phong “bàn tay thép” của tổng thống Putin thời gian trước đã khiến các nước phương Tây không thể không coi trọng lập trường và chủ trương của Nga trong vấn đề Syria, tạp chí Quan sát của Trung Quốc phân tích.
Ông Putin thể hiện sự cứng rắn và quyết đoán trong thời gian khủng hoảng
Ông Putin thể hiện sự cứng rắn và quyết đoán trong thời gian khủng hoảng

Mới đây, ngày 18-12, với tiền đề tạm gác vấn đề có lật đổ chính quyền tổng thống Bashar al-Assad hay không sang một bên, 15 nước thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã đạt được nhất trí chung trong hàng loạt vấn đề thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Syria, thông qua nghị quyết số 2254.

Nghị quyết mang tính lịch sử này đã xác định rõ thời gian biểu và lộ trình cho hàng loạt vấn đề như hai bên giao chiến ngừng bắn, xây dựng chính phủ quá độ “tin cậy, bao dung, không mang màu sắc tôn giáo”, khởi thảo hiến pháp mới, tổ chức cuộc bầu cử trên phạm vi toàn quốc...., cung cấp phương án thao tác cụ thể cho công tác giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng ở Syria.

Và trong nghị quyết số 2253 được thông qua trước đó, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã cập nhật danh sách mới về các tổ chức khủng bố, mở rộng phạm vi chế tài về kinh tế đối với các tổ chức khủng bố như “Nhà nước Hồi giáo” IS... Nghị quyết này được đông đảo các nhà quan sát cho rằng có lợi cho việc truy quét lực lượng vũ trang “Nhà nước Hồi giáo” đang ẩn náu trong lãnh thổ Syria, có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vấn đề Syria.

Trên thực tế, bước ngoặt của hàng loạt vấn đề này bắt đầu xuất hiện từ ngày 15-12: Trong cuộc hồi đàm với tổng thống Nga Putin ngày hôm đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Mỹ sẽ không tìm kiếm phương án lật đổ chính quyền tổng Bashar al-Assad, đồng thời nhấn mạnh nhận thức căn bản của Mỹ và Nga đối với vấn đề Syria là thống nhất.

Đây là lần nhượng bộ lớn nhất của Mỹ về vấn đề này kể từ khi cuộc khủng hoảng của Syria bùng nổ vào năm 2011, nhiều nhà lãnh đạo các nước phương Tây yêu cầu tổng thống Bashar al-Assad từ chức, đánh dấu chính sách Syria của Mỹ có sự xuống thang rõ nét. Song song với đó, những thay đổi trong cách phát ngôn của Mỹ từ cứng rắn xuống dịu giọng cũng thể hiện Mỹ đang có khuynh hướng đồng tình với chính sách của Nga về vấn đề Syria.

Từ chủ trương ban đầu khăng khăng yêu cầu tổng thống Bashar al-Assad từ chức là điều kiện tất yếu của mọi cuộc đàm phán đến việc đồng ý để ông Bashar al-Assad ở lại nắm quyền trong giai đoạn quá độ, và tới thời điểm này là không tìm kiếm phương án lật đổ chính quyền tổng thống Bashar al-Assad, dường như Mỹ đã dần dần chấp nhận thực tế buộc phải xóa bỏ những bất đồng với Nga, chung tay giải quyết vấn đề Syria.

Đúng như Ngoại trưởng Mỹ John Kery đã nói, mặc dù lập trường của Mỹ và Nga không giống nhau, nhưng hai bên đang tiến đến cùng một mục tiêu. Để đáp lại thiện chí của Mỹ, sau cuộc hội đàm, tổng thống Nga Putin cũng đã thể hiện rõ nét thái độ ôn hòa, ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov  đánh giá cuộc hội đàm giữa hai nước “đạt được kết quả rõ rệt”.

 Nga nhất quán, tiến trình hòa bình Syria khả năng hiện thực

Một trong những nhân tố thúc đẩy Mỹ thay đổi lập trường là do lập trường cứng rắn, nhất quán của Nga trong vấn đề Syria. Mặc dù thái độ cứng rắn này khiến Nga vấp phải sự chế tài về kinh tế và cô lập về chính trị của Mỹ và các nước đồng minh, tuy nhiên trong vấn đề giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria, Nga đã có được tiên cơ.

Từ đầu đến cuối, Nga luôn ủng hộ mạnh mẽ chính quyền tổng thống Bashar al-Assad: Một là, Nga đã nhiều lần bỏ phiếu phản đối đề án chế tài Syria do Mỹ và các nước châu Âu đề xướng tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, mặt khác, Nga cũng phản đối  ý đồ lật đổ chính quyền tổng thống Bashar al-Assad của các nước phương Tây, đồng thời tránh không để chính phủ Syria bị cô lập hoàn toàn trong cộng đồng quốc tế, tạo được niềm tin chính trị giữa Nga và chính quyền tổng thống Bashar al-Assad.

Không quân chiến lược Nga lần đầu thực chiến tại chiến trường Syria
Không quân chiến lược Nga lần đầu thực chiến tại chiến trường Syria

Hai là,  Nga luôn viện trợ về quân sự cho Syria, không những cung cấp trang bị vũ khí và huấn luyện quân sự cho quốc gia này, mà dựa vào các căn cứ quân sự trong lãnh thổ Syria và căn cứ không quân của Nga, tiến hành các đợt truy quét quân sự với cường độ cao nhằm vào “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng IS trong lãnh thổ Syria, điều này cũng tăng cường sự lệ thuộc về quân sự và chính trị của chính quyền tổng thống Bashar al-Assad vào Nga.

Trong bối cảnh lớn này, Nga có nhiều tiềm lực hơn bất kỳ quốc gia nào để trở thành nhân vật then chốt trong vấn đề hòa giải ở Syria: Với vai trò là một trong những đồng minh được chính quyền tổng thống Bashar al-Assad tin tưởng nhất, tổng thống Nga Putin có đủ quyền uy và sức thuyết phục cung cấp những lời kiến nghị dập tắt xung đột vũ trang trong nước, thúc đẩy tiến trình hòa bình Syria cho tổng thống Bashar al-Assad, đồng thời có thể biến các cuộc đàm phán hòa bình trở thành cách thức giải quyết vấn đề Syria ngoài biện pháp dùng vũ lực lật đổ chính quyền tổng thống Bashar al-Assad.

Song song với đó, lập trường cứng rắn của Nga về vấn đề Ukraine và tác phong “bàn tay thép” của tổng thống Putin thời gian trước đã khiến các nước phương Tây không thể không coi trọng lập trường và chủ trương của Nga trong vấn đề Syria. Mặc dù các nước phương Tây đã áp dụng nhiều biện pháp chế tài và làm suy yếu một cách hiệu quả nền kinh tế Nga sau cuộc khủng hoảng Ukraine, tuy nhiên, Nga đã giành được bán đảo Crimea, cho đến nay, chiến sự ở miền Đông Ukraine vẫn diễn ra không ngừng, ý đồ lôi kéo Ukraine của EU cũng đành tạm thời gác lại.

Hay nói cách khác, trong vấn đề Ukraine, giữa các nước phương Tây và Nga không có bên thắng cuộc tuyệt đối, cục diện hiện tại của Ukraine có thể diễn đạt bằng hai chữ “cùng thua”, thông qua vấn đề Ukraine, nước Nga lại thể hiện được với toàn thế giới quyết tâm thông qua vũ lực bảo vệ chủ trương, lập trường quốc gia của mình. Điều này khiến cho Mỹ và các nước châu Âu buộc phải thận trọng khi xem xét lập trường của các bên trong vấn đề Syria – do cục diện trong lãnh thổ Syria phức tạp và có nhiều mối quan hệ rối rắm hơn rất nhiều so với Ukraine, nên việc biến Syria thành một Ukraine thứ hai là hành động cực kỳ thiếu sáng suốt.

Châu Âu bừng tỉnh

Mỹ mong muốn thông qua việc xuống thang trong vấn đề Syria để đổi lấy việc Nga thực hiện các nội dung có liên quan trong Hiệp định Minsk và Hiệp định Minsk II, nhanh chóng kết thúc xung đột vũ trang tại miền Đông Ukraina, để cục diện Ukraine dần dần ổn định trở lại.

 Syria và Ukraine là hai chiến trường chủ lực của Nga trong việc tranh giành mặt trận với phương Tây kể từ năm 2011. Một mặt Nga coi chính quyền tổng thống Bashar al-Assad là đồng minh quan trọng và đối tác chiến lược của Nga tại Trung Đông, mặt khác, Ukraine là vùng đệm quan trọng nhất để Nga đối mặt với EU và NATO, cũng là vùng lãnh thổ mà mạng lưới đường ống năng lượng của Nga buộc phải đi qua và vùng xung yếu chiến lược đi vào Địa Trung Hải của quốc gia này – Vấn đề Syria và Ukraine đã đẩy Nga rơi vào hoàn cảnh phải tác chiến ở cả hai chiến tuyến.

Mặc dù Hiệp định Minsk và Hiệp định Minsk II đã nêu rõ tiến trình hòa bình của khu vực Donbas thuộc miền Đông Ukraine, nhưng tháng 10-2015, Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu OSCE thông báo khu vực miền Đông Ukraine có vũ khí hạng nặng dịch chuyển, vi phạm quy định tiến trình Minsk. Trong hoàn cảnh này, cục diện miền Đông Ukraine như bị một tầng mây đen bao phủ.

 Mỹ lựa chọn vấn đề Syria để xuống thang, ủng hộ tiến trình hòa bình mà bấy lâu nay Nga vẫn chủ trương, xét ở mức độ nào đó là thể muốn hiện thiện chí với Nga, điều này có thể sẽ đổi lại được cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine được giải quyết hòa bình. Mặt khác, nghị quyết Syria được thông qua với số phiếu 100% ở Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, chính quyền tổng thống Bashar al-Assad có được cơ hội thả lỏng hiếm có, rất có thể vì điều này ông Bashar al-Assad sẽ được tái đắc cử.

Trong bối cảnh này, lợi ích của Nga ở khu vực Trung Đông sẽ được bảo toàn. Để đáp lại, rất có thể Nga sẽ thúc đẩy thêm một bước tiến trình Minsk, thúc đẩy thực hiện lệnh đình chiến toàn diện ở miền Đông Ukraine, từ đó viết được dấu chấm hết cho vấn đề Ukraine đã kéo dài dai dẳng hơn hai năm.

Truy quét khủng bố quan trọng hơn lật đổ Assad

 Song song với đó, sau khi nước Pháp vấp phải cuộc tấn công khủng bố kinh hoàng của Nhà nước Hồi giáo IS, phe phương Tây đứng đầu là Mỹ hợp tác với  Nga trong vấn đề chống khủng bố là điều hết sức cấp bách.

Trước khi xảy ra vụ tấn công khủng bố ở Paris, mặc dù “Nhà nước Hồi giáo” cũng là một mối đe dọa đối với các nước phương Tây, nhưng mối đe dọa này có vẻ khá “xa vời”, không có mối liên hệ với cuộc sống của người dân bình thường. Vụ tấn công khủng bố ở Paris đã khiến các nhà lãnh đạo và người dân các nước phương Tây ý thức được rằng, các cuộc tấn công khủng bố của ISIS không chỉ xảy ra ở Iraq và Syria, mà còn xảy ra ở trước cửa nhà mình, xảy ra tại nhà hàng, quán bar, nhà hát ở trung tâm thủ đô Paris.

Sự chấn động mà các cuộc tấn công khủng bố gần trong gang tấc này gây ra cho các nước phương Tây chân thực, bức thiết hơn rất nhiều so với mối đe dọa an ninh do nước Nga giành giật Crimea, đưa quân sang miền Đông Ukraine tạo ra. Đặc biệt là cuộc khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu ngày càng nổi cộm, khi các nước châu Âu và Mỹ đã quá mệt mỏi vì phải đối phó với các phần tử khủng bố trà trộn trong hàng triệu người nhập cư, mối đe dọa mà chủ nghĩa khủng bố nhằm vào châu Âu đã trở nên hết sức cụ thể. Trong bối cảnh này, các nước phương Tây buộc phải nhượng bộ trong vấn đề chế tài nước Nga – Đối phó với các cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra bất cứ lúc nào của ISISS đồng thời truy quét, tiêu diệu ISIS đã trở hành nhiệm vụ hàng đầu của Mỹ và các nước phương Tây.

Trong lúc các nước phương Tây bắt đầu rục rịch dùng vũ lực để đối phó với ISIS thì ngay từ ngày 30/9/2015, Nga đã tiến hành các đợt không kích nhằm vào lực lượng vũ trang ISIS trên lãnh thổ Syria và đạt được những kết quả rõ nét: Chỉ trong các chiến dịch không dịch diễn ra trong tháng 10, lực lượng quân sự Nga đã tiêu diệt được hơn 800 mục tiêu của tổ chức khủng bố này trên lãnh thổ Syria; tháng 11, các đợt không kích của Nga khiến gần 1.000 thành viên IS thương vong, truy quét một cách hiệu quả lực lượng của thế lực vũ trang chủ nghĩa khủng bố này.

 Song song với đó, Trung tâm tin tức phối hợp mà Nga và các nước Syria, Iran, Iraq.. xây dựng đang cung cấp nhiều thông tin tình báo cho  các chiến dịch không kích. Sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố tại Paris, Pháp càng bắt tay nhiệt tình với Nga để triển khai các đợt không kích nhằm vào ISIS, trở thành thành viên đầu tiên trong phe phương Tây đi đầu trong việc hợp tác với Nga truy quét ISIS – hàng loạt nhân tố này khiến Nhà Trắng buộc phải xuống thang, tìm kiếm cơ hội hợp tác với Nga trong vấn đề tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố trở thành điều tất yếu.

Đối với Mỹ và các nước phương Tây khác, chia sẻ thông tin tình báo của Trung tâm tin tức phối hợp mà Nga và 3 nước Trung Đông xây dựng sẽ nâng cao hiệu quả cho các chiến dịch quân sự chống khủng bố.   

Theo QPAN