Phương pháp mới tìm kiếm hố đen ở rìa ngoài hệ Mặt Trời và hành tinh thứ 9
Nguyễn Văn (T.H)
VietTimes – Hành tinh thứ 9 là hố đen hay không đến nay vẫn chưa có câu trả lời xác đáng. Các nhà khoa học đã xây dựng dự án, triển khai phương pháp nghiên cứu về vấn đề này.
Thông tin từ VnExpress, các nhà khoa học ở Đại học Harvard và dự án Black Hole Initiative (BHI) phát triển một phương pháp mới nhằm tìm kiếm hố đen ở rìa ngoài hệ Mặt Trời và đưa ra thông tin về hành tinh thứ 9. Phương pháp này nằm trong dự án Legacy Survey of Space and Time (LSST), quan sát lóa bồi tụ để chứng minh hoặc loại trừ khả năng hành tinh thứ 9 là một hố đen.
Theo TS. Avi Loeb - Giáo sư khoa học ở Đại học Harvard (Mỹ), dựa trên chớp lóa sinh ra từ sự phân rã của những sao chổi bị "nuốt chửng", các nhà khoa học phát triển phương pháp mới để tìm kiếm hố đen ở rìa hệ Mặt Trời. LSST có tầm quan sát rộng, bao quát bầu trời và tìm kiếm chớp lóa. Nó có thể phát hiện hố đen bằng cách quan sát lóa bồi tụ từ các thiên thể trong đám mây Oort nhỏ.
Hành tinh thứ 9 là trung tâm của nhiều giả thuyết và suy đoán, phần lớn các giả thuyết cho rằng đây là một hành tinh chưa được phát hiện. Hiện tại, giới nghiên cứu chưa loại trừ hành tinh thứ 9 là hố đen có khối lượng gấp 5 - 10 lần Trái Đất.
Thông tin từ tờ Thanh Niên, trước đó một nhóm nhà khoa học quan sát sự chuyển động khí ở khu vực giữa hệ Mặt Trời, phát hiện dấu hiệu cho thấy một lỗ đen, thậm chí nó là một trong những dạng lỗ đen khó phát hiện nhất.
Họ cho rằng khu vực trung tâm hệ Mặt Trời có thể có một lỗ đen tĩnh và không hút những thứ xung quanh, hông phát ra tia bức xạ nào. Nếu được xác nhận, nó có thể là lỗ đen tĩnh thứ 5 trong khu vực trung tâm hệ Mặt Trời.
Hệ Mặt Trời và các hành tinh xung quanh nó luôn là đề tài nghiên cứu của các nhà thiên văn học trong suốt nhiều thập kỷ qua. Sự phát hiện từng chi tiết nhỏ đều là những dấu hiệu để các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn về các hành tinh và vũ trụ.