Ngày 30/3/20015 trên một số báo chí có đăng tải thông tin ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia về dự án bôxit Tây Nguyên. Cụ thể, theo phân tích của các chuyên gia, nếu dự án bôxit Tây Nguyên sản xuất 660.000 tấn bôxit sẽ lỗ khoảng 37,4 triệu USD.
Trước ý kiến trên, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) nghiên cứu và có ý kiến giải trình gấp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 4/4/2015.
Theo Bộ Công thương, tới tháng 4/2014 các thông số đầu vào dự án bô xít Tây Nguyên cơ bản ổn định, không có thay đổi nhiều, giá bán alumina trên thế giới hiện đã bước vào chu kỳ tăng. Đầu năm 2014 giá bán (FOB cảng Gò Dầu) ở mức 300 - 310 USD/tấn, cuối năm ở mức 350-360 USD/tấn, bình quân cả năm 2014 đạt 326,5 USD/tấn cao hơn so với tính toán của dự án là 325 USD/tấn. Với xu thế tăng giá alumin như cuối năm 2014 và đầu năm 2015 thì Bộ Công Thương dự báo hiệu quả dự án sẽ được tăng lên đáng kể, giảm thời gian lỗ kế hoạch và rút ngắn thời gian thu hồi vốn dự kiến.Ngay sau khi báo chí đăng tải thông tin trên, ngày 30/3 Bộ Công thương cũng đã có ý kiến phản pháo liên quan tới dự án bôxit Tây Nguyên. Bộ này cho rằng, kết luận của các chuyên gia về dự án bôxit như trên là vội vàng, thiếu cơ sở.
Song song đó, TKV cũng đang tiến hành hoàn nguyên và trồng cây công nghiệp ngay sau khi khai thác; các hồ bùn đỏ được xây dựng quy mô, công nghệ hiện đại và bảo đảm an toàn. Theo tính toán, dự án Tân Rai lỗ kế hoạch 4 năm đầu, Nhân Cơ lỗ 5 năm đầu do phải trả nợ các khoản vay đến hạn… nên việc năm 2015 và một vài năm tiếp theo, các khoản lỗ mang tính chất lỗ kế hoạch theo dự kiến là chuyện bình thường.
Còn về công nghệ sử dụng khai thác alumin tại 2 Nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ, Bộ Công thương khẳng định là đã được Hội đồng khoa học xét duyệt kỹ càng. Công nghệ khai thác, vận chuyển và tuyển quặng bôxit do nhà thầu trong nước thực hiện. Việc sai khác trong thực tế so với thiết kế là chấp nhận được, không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất.
Theo: InfoNet