Sau đó trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm căn cứ triển khai đặt các trạm thu phí các dự án BOT trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát tổng thể các dự án BOT đã hoàn thành, đang triển khai và dự kiến sẽ triển khai trong thời gian tới; đánh giá tình hình thực hiện đối với từng trạm thu phí đang triển khai (về mức thu phí, khoảng cách giữa các trạm, kể cả các trạm không trên cùng một tuyến đường); những bất cập, vướng mắc nảy sinh và đề xuất hướng giải quyết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/7/2015. Riêng đối với các dự án BOT dự kiến sẽ triển khai thì việc bố trí trạm thu phí phải bảo đảm khoảng cách giữa các trạm theo quy định.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính đánh giá tình hình thực hiện việc thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện (nộp Quỹ bảo trì đường bộ) với việc thu phí qua trạm BOT, làm cơ sở hoàn thiện đồng bộ chính sách thu phí sử dụng đường bộ.
Theo số liệu thống kê của Bộ Giao thông vận tải, hiện nay, trên các tuyến quốc lộ có 96 trạm thu phí đang và sẽ hoạt động khi các dự án BOT hoàn thành và đưa vào sử dụng (đã ký hợp đồng BOT). Trong đó, có 45 trạm thu phí đang thu phí hoàn vốn cho các dự án BOT; 51 trạm chưa thu, đã thống nhất ký hợp đồng BOT và sẽ thu phí cho các dự án BOT sau khi hoàn thành (khoảng từ nay đến năm 2018).
Trong số 96 trạm, có 83 trạm do Bộ Giao thông vận tải ký hợp đồng với các nhà đầu tư BOT, 13 trạm do UBND các tỉnh ký hợp đồng với các nhà đầu tư BOT.
Hiện việc thu phí sử dụng đường bộ được thực hiện theo 2 phương thức: Thu theo đầu phương tiện do đơn vị Đăng kiểm thực hiện và thu trực tiếp tại các trạm BOT do các nhà đầu tư BOT thực hiện.
Theo Chinhphu.vn