Phản ứng của sinh viên khi bị giảng viên yêu cầu tắt điện thoại trong lớp

VietTimes - Sử dụng smartphone trong lớp học đang là hiện tượng phổ biến đối với hầu hết sinh viên trên thế giới. Bạn đã bao giờ bị giảng viên của mình nhắc nhở hay cấm dùng điện thoại trong lớp chưa? Và liệu các biện pháp cấm sử dụng điện thoại trong lớp hiện nay có hiệu quả đối với sinh viên? 
Dưới đây là lời kể của một giáo sư người Mỹ: 

Là một giảng viên đã nhiều năm chứng kiến và cảm thấy lo ngại về những ảnh hưởng mà công nghệ gây ra trong lớp học, tôi đã liên tục đấu tranh để đặt ra các quy định hiệu quả về sử dụng smartphone trong lớp học.

Tôi đã từng bắt sinh viên phải hát hoặc nhảy nếu như điện thoại của họ kêu làm cắt ngang giờ giảng, và mặc dù điều này mang lại một vài kỷ niệm đáng nhớ, nhưng nó lại biến việc sử dụng công nghệ khi không phù hợp thành một trò cười.

Căn cứ vào vô số những ảnh hưởng xấu mà điện thoại gây ra – nghiện điện thoại, giảm sự hòa nhập tiếp xúc cộng đồng, giảm nhu cầu lao động, và liên tục sao nhãng việc học, đối với những sinh viên mới vào trường – tôi muốn sinh viên của mình phải suy nghĩ cẩn thận về các thói quen sử dụng điện thoại của họ, hơn là tuân thủ (hoặc không tuân thủ) quy định một cách vô thức.

Sau khi đọc bài luận Aeon của tôi về chủ đề này, đại diện từ một công ty khởi nghiệp ở San Francisco có tên là YONDR đã liên hệ với tôi.

YONDR sản xuất những chiếc túi đặc biệt buộc khán giả không được sử dụng điện thoại tại buổi trình diễn. Bạn để điện thoại im lặng, cất vào trong túi, và khóa túi lại. Sau buổi trình diễn, hoặc nếu cần phải lấy điện thoại trước khi buổi biểu diễn kết thúc, thì bạn có thể mở hộp ở hành lang bằng cách chạm vào khóa ở phần đáy bằng kim loại, tương tự như là khuya chống trộm trên quần áo.

Những người tham gia thực hiện như là Dave Chappelle và Alicia Keys đã sử dụng YONDR – phương châm của họ là “ở đây ngay bây giờ” – để cắt ngắn các đoạn ghi âm không được thừa nhận, và khi họ nhìn vào đám đông, họ nhìn thấy những khuôn mặt chứ không phải là những chiếc điện thoại. Phương pháp này dường như bớt hà khắc hơn so với việc buộc người khác phải từ bỏ sản phẩm công nghệ của họ, bởi tình trạng lo lắng khi phải từ bỏ điện thoại đã chiến thắng mục tiêu hứa hẹn chắc chắn.

YONDR đã gửi cho tôi những chiếc túi để sử dụng trong lớp học. Khi bắt đầu bước vào học kỳ mùa đông, tôi đã giới thiệu đến các sinh viên của mình một thói quen: trước mỗi giờ lên lớp, họ sẽ phải để điện thoại im lặng, lấy một chiếc túi từ một chiếc hộp, và để điện thoại mình trong đó rồi khóa lại. Trước khi vào lớp, họ sẽ mở hộp khóa và để lại vào trong hộp.

Trong suốt giờ học, tôi không quan tâm là sinh viên của mình để các chiếc túi này trên bàn, trong túi của họ hay họ giữ khư khư chiếc túi. Tôi đã nói với họ rằng đây là một thí nghiệm cho một bài báo thực tế, và tôi muốn họ có quan điểm thẳng thắn nhất, tôi đã thu thập lại quan điểm của họ khi bắt đầu và kết thúc học kỳ.

Đầu tiên, 37% trong số 30 sinh viên của tôi – đều là sinh viên cử nhân tại đại học Boston – rất tức giận và bực mình về thí nghiệm này. Mặc dù chính sách trước đây của tôi đã từng làm nhiều người xấu hổ trước mặt người khác, nhưng tôi cũng không ra lệnh yêu cầu những gì họ làm với chiếc điện thoại trong lớp.

Đối với một số sinh viên, để điện thoại vào trong hộp giống như là giam một con thú cưng vào lồng, đó là một sự cấm đoán quyền tự do rõ ràng. Nhưng khi hết học kỳ, chỉ có 14% cảm thấy tiêu cực về những chiếc túi này; 11% cảm thấy “ngạc nhiên thú vị”; 7% thấy “nhẹ nhàng”, và 21% thấy “hài lòng” về chúng.

Các giải pháp khác ngay lập tức hiện ra

Sinh viên đưa điện thoại vào trong túi mà không khóa máy, nhưng bởi họ vẫn không thể sử dụng trong lớp, nên điều này trở thành một hành động chống đối nhẹ nhàng hơn là thể hiện sự thách thức. Một số sinh viên sử dụng máy tính, trên đó họ thường tìm kiếm các dữ liệu và hoàn thành bài tập trên lớp, để nhắn tin hoặc vào trang mạng xã hội.

Tôi không thích việc kiểm soát sinh viên sử dụng máy tính – nếu họ thực sự muốn dùng thời gian trên lớp để truy cập những gì mà YONDR cấm họ, đó là lựa chọn của họ.

Những chiếc túi này đã ngăn chặn được việc sinh viên vào phòng vệ sinh để sử dụng điện thoại. Trong các học kỳ trước đây, một số sinh viên đã rời lớp học 10 đến 15 phút và cầm theo điện thoại. Với việc điện thoại được bỏ vào những chiếc túi này, họ dường như không còn đi vào phòng vệ sinh trong giờ học nữa.

Một phần tư (26%) số sinh viên của tôi đoán rằng YONDR sẽ làm cho tình trạng lớp học “không còn bị sao nhãng nữa”. Khi hết học kỳ đó, thì một tỷ lệ gấp đôi (51,85%) nói rằng thực tế là như vậy. Tôi không thể nói đó có phải là một sự thú nhận mang tính miễn cưỡng không, giống như thừa nhận rằng cải xanh không phải quá có hại, hay đó là một sự thừa nhận nghiêm túc.

Khi hết giờ học, tôi để ý thấy một chiếc túi được để lại dưới một chiếc bàn, vài phút sau, một sinh viên vội vàng chạy vào. “Em đã hoàn toàn quên chiếc điện thoại của mình sau khi đã để nó vào túi”, em nói. “Tôi đoán rằng điều này đồng nghĩa với việc các em sinh viên đang học”. Có lẽ em sinh viên đó đã mơ mộng về một điều gì khác hoặc đang tạo ra một nét vẽ nghệch ngoạc nào đó, nhưng rất có thể là em đang thực sự chăm chú vào giờ học.

Khi tôi đặt ra một câu hỏi xem xã hội có được lợi không nếu chúng ta giảm thời gian sử dụng điện thoại xuống, chỉ có 15% số sinh viên trả lời là chẳng có lợi gì. 2/3 (65%) nói là có, và 19% nói “em cũng nghĩ vậy”. Một nửa số sinh viên (50%) đề cập đến giao tiếp tốt hơn và tương tác trực tiếp với nhau nhiều hơn là những lợi ích của việc sử dụng điện thoại ít lại.

“Tôi bắt đầu chú ý đến việc điện thoại đang kiểm soát cuộc sống của mình như thế nào”, một sinh viên viết. “Tắm là thời gian mà tôi thực sự yêu thích bởi lúc đó buộc tôi phải rời chiếc điện thoại của mình, chỉ suy nghĩ hơn là lướt điện thoại một cách vô thức”.

Mục đích thí nghiệm của tôi là để sinh viên phải suy nghĩ về thói quen của họ, hơn là cần thay đổi họ. Sinh viên nên đặt câu hỏi cho những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, bao gồm cả tôi nữa.

Đối với tôi, và tôi cũng cho là hầu hết những người thuộc thế hệ trước, thật dễ để tìm kiếm các lý do để ủng hộ cho quan điểm rằng cuộc sống tốt hơn trước khi có smartphone. Sinh viên của tôi thừa nhận họ không thể đọc được bản đồ, rằng họ thấy đọc và viết lên sách giấy là lỗi thời, rằng họ không nhớ được các thông tin họ tìm trên google.

Nhưng đó không phải là những thú nhận – đó là thực tế. Một số thay đổi chỉ đơn thuần đó là thay đổi.

Không phải mọi thứ đều cần phải là một sự đánh giá giá trị, nhưng sinh viên nhìn chung đều đồng ý rằng sử dụng điện thoại trong lớp là không phù hợp – chỉ 11% số sinh viên cho rằng không cần phải có chính sách quy định về sử dụng điện thoại trong lớp.

Khi mới bắt đầu kỳ học này, 48% số sinh viên nói rằng một môi trường học đường không có sự sao nhãng sẽ hỗ trợ cho việc học tốt hơn.

Căn cứ vào điều này, tôi đã hỏi tại sao trong lớp những chiếc điện thoại vẫn bao quanh chúng ta. 20% số sinh viên đã dùng từ “nghiện” trong câu trả lời của họ - một từ mà hiện nay họ thường xuyên tránh.

Nhiều người đề cập đến sự buồn chán

Điều không may là, nhiều quy phạm xã hội cho rằng sử dụng điện thoại là một giải pháp có thể chấp nhận được để chống lại sự buồn chán. Nhưng nhiều nhà triết học như Soren Kierkegaard và Bertrand Russell cho rằng, sự buồn chán là điều cần thiết – nó kích thích sự tưởng tượng và tham vọng. Sự buồn chán không phải là thứ gì đó mà sinh viên cần phải được giải cứu khỏi.

Một sinh viên đã nói lên một lý do mang tính giản hóa luận: “Chúng ta là những kẻ ngốc. Chúng ta không thể kiểm soát được hành vi của mình”. Mặc dù tôi đánh giá cao phát biểu ngắn gọn này, nhưng tính cương quyết của những phát biểu đó làm tôi thấy có vấn đề. Nếu chúng ta tự cho mình là những kẻ ngốc, thì khi đó tại sao sự phiền toái đó lại đang tra vấn cách mà chúng ta đang sống? Nếu như chúng ta không kiểm soát được hành vi của mình, điểm chúng ta cần phải cố gắng thay đổi là gì?

Công nghệ là một phần trong đời sống con người

Bản chất công nghệ không tốt cũng không phải xấu – nó tùy thuộc vào chúng ta. Trong khi 39% số sinh viên của tôi cho rằng ảnh hưởng của việc dùng điện thoại không làm thay đổi suy nghĩ hay hành vi của họ, thì 28,5% cố gắng sử dụng điện thoại ít hơn và 21,5% hiện nay đang cố gắng hiểu hơn về việc họ sử dụng điện thoại như thế nào/khi nào. Một nửa số sinh viên tư duy phê phán hơn về vai trò của điện thoại, và đó là bước đầu tiên để ta định hướng mối quan hệ của mình với công nghệ, thay vì để công nghệ điều khiển chúng ta.

Tôi vẫn muốn biết một vài điểm xem thế hệ sinh viên của mình sẽ đặt câu chuyện này ở đâu.

Tôi đã hỏi họ xem họ đã bao giờ xem điện thoại là một phần cơ thể mình chưa (như những người đứng đầu trong ngành công nghiệp này dự đoán tại Diễn Đàn Kinh tế thế giới Davos năm 2016) và đây là những gì họ nói:

7%: Đúng vậy! Tôi có thể để điện thoại càng gần mình càng tốt.

7%: Đúng vậy – đó là điều chắc chắn, do đó tôi cũng để gần mình.

7%: Tùy thuộc vào chi phí.

11%: Tùy thuộc vào việc nhiều người khác đang làm như thế nào.

36%: Tùy thuộc vào các nguy cơ đối với cơ thể

32%: Không

Ít nhất có đến 2/3 số sinh viên của tôi xem điện thoại là một phần cơ thể họ, điều này đồng nghĩa với việc họ chấp nhận tất cả những hậu quả mà điện thoại gây ra, hài lòng ngay lập tức và lệ thuộc vào thông tin.

Chúng ta phải thích nghi với công nghệ như thế nào chắc chắn là một lựa chọn (Ảnh Getty)
Chúng ta phải thích nghi với công nghệ như thế nào chắc chắn là một lựa chọn (Ảnh Getty)

Nhưng với tất cả những câu hỏi có tính giả thuyết đó, có lẽ khi khả năng xuất hiện, thì một số sẽ quyết định giữ khả năng bỏ điện thoại xuống. Có lẽ, họ sẽ nhớ thời điểm đó với một sự luyến tiếc như những gì tôi cảm nhận về những kỷ niệm tuổi thơ đã đi vào dĩ vãng.

Trong tuyển thuyết Ishmael (1992) của tác giả Daniel Quinn, con khỉ Ishmael nói đứa học trò là người rằng nó là một chuyên gia bị giam cầm.

“Tôi ấn tượng khi bị nói là một người bị giam cầm, nhưng tôi không thể giải thích tại sao” đứa học trò nói.

“Bạn không thể tìm thấy chấn song của chiếc lồng nhốt” Ishmael nói.

Tôi tiếp tục nhớ lại với ý tưởng này khi tôi nghĩ về thí nghiệm của YONDR. Ishmael đang nói về sự hủy diệt môi trường, nhưng quan sát của nó cũng đang đúng với việc con người sử dụng công nghệ. Sự gia nhập vào nền văn minh hiện đại yêu cầu phải có công nghệ, đặc biệt là smartphone. Chúng ta trả hóa đơn, liên lạc với bạn bè và gia đình, tìm kiếm thông tin và nộp đơn xin việc, giấy tờ nhà trường và chăm sóc sức khỏe đều qua các trang web và các ứng dụng. Phương thức chúng ta làm việc trước đây không còn phù hợp tí nào nữa. Chúng ta phải thay đổi.

Nhưng chính xác là tùy vào việc chúng ta phải thay đổi như thế nào. Chúng ta có xếp hàng trả hơn 999 USD để mua một chiếc iPhone mới? Chúng ta có gửi tin nhắn cho ai đó trên phòng chat hay chúng ta để điện thoại trên bàn trong suốt bữa ăn không? Chúng ta có chọn tương tác với người khác ít nhất có thể và phụ thuộc vào công nghệ như là một kẻ trung gian không?

Chắc chắn, đó là điều mà túi YONDR muốn nói: sự lựa chọn. Có lẽ trung gian sẽ không dẫn đến một câu chuyện khác, nhưng nó có thể mang lại cho sinh viên của tôi một giải pháp khác. Nếu họ xem điện thoại là một phần cuộc sống của mình, tôi hy vọng rằng họ muốn vậy bởi đó không phải là cách kháng cự mà bởi họ thực sự suy nghĩ và muốn như vậy. Và nếu họ tắt điện thoại của mình, tôi hy vọng đó không phải vì một giáo sư luôn yêu cầu họ phải tắt.