Điều trớ trêu là, theo hãng tin Bloomberg bình luận, một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng trong quyết định can thiệp quân sự vào Syria là vượt qua những xu hướng tiêu cực trong quan hệ với Mỹ và phương Tây nói chung và là bước đột phá cho sự hợp tác chiến lược chặt chẽ nhằm mục tiêu chung – ngăn chặn nguy cơ đe dọa khủng bố của tổ chức IS.
Để hiểu điều này, cần quay trở lại không chỉ là năm 2013 – sự phối hợp chiến thuật để tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria, mà về hẳn năm 2001 – 2002 khi hình thành liên minh chống khủng bố có Nga tham gia. Moscow thậm chí còn sử dụng một số từ ngữ hiếu chiến của Tổng thống George W. Bush.
Nhưng cho đến ngày hôm nay mục tiêu đó chưa đạt được. Hơn nữa ngược lại là mối quan hệ xấu đi, sự tin tưởng vốn đã không cao sau Ukraine càng bị hủy hoại hơn nữa.
Trong mối quan hệ với châu Âu, bước đột phá trong sự hiểu biết lẫn nhau nào đó cần thiết trong cuộc chiến chống khủng bố IS ở Syria cũng không có được.
Trung tâm của mâu thuẫn với Nga đang ở mức độ cao là chiến lược của Nga ở Syria – trước hết là tăng cường sức mạnh quân sự củng cố vững chắc chế độ của Assad và quân đội Syria, củng cố vững chắc chiến tuyến đã hình thành cùng với việc chiếm lại các vùng đất đã bị mất vào tay lực lượng đối lập, sau đó là khởi động cuộc đối thoại chính trị với quá trình chuyển tiếp chính quyền có sự tham gia của ông Al – Assad song hành cùng với chiến dịch tấn công mặt đất của quân đội Syria cùng với các binh sĩ tình nguyện của Iran ở khu vực phía Đông Syria, nơi IS đang nắm quyền kiểm soát.
Đối với Mỹ và các nược đồng minh, một số nước vùng Vịnh, củng cố sức mạnh quân sự của chính quyền ông Assad và tham gia liên minh cùng với chính quyền hiện hành chống IS là một vấn đề không thể chấp nhận. Họ cho rằng đó là một chiến lược sai lầm và chắc chắn thất bại. Họ cáo buộc chính sách đối xử của chính quyền ông Assad đối với người Sunni là nguyên nhân có nhiều kẻ tình nguyện đến với IS và sự gia tăng ủng hộ đối với các chiến binh cực đoan.
Phương Tây lan truyền quan điểm rằng việc chính quyền Al Assad đã ném bom vào “dân thường” là nguyên nhân của dòng lũ người di tản chư không phải sự tàn bạo Trung cổ của IS. Có nhiều tranh cãi và đòi hỏi cung cấp nguồn gốc thông tin từ quan niệm đó, nhưng tồn tại ý kiến này và nó sẽ tham gia vào việc hình thành các lực lượng chính trị.
Truyền thông phương Tây cũng cho rằng, củng cố sức mạnh quân sự của thể chế đồng thời không thể hiện sự sẵn sàng đàm phàn với các lực lượng đối lập về vấn đề chuyển tiếp chính quyền, có thể khiến vị thế của ông Assad thêm vững chắc và phong tỏa hoàn toàn khả năng bình ổn tình hình Syria bằng giải pháp chính trị.
Những luận cứ trên gắn liền với nguyên nhân thứ hai sự bất đồng quan điểm giữa Mỹ - Phương Tây và Nga, có một khoảng cách rất lớn về định nghĩa khủng bố. Moscow thực tế cho rằng tất cả lực lượng đối lập đang cầm súng chống lại chính quyền ông Assad đều là khủng bố tương tự như IS và Jabhad Al – Nursa, và chẳng có lý do gì phải tiến hành đàm phán với các tổ chức này về bình ổn tình hình Syria.
Sự lựa chọn mục tiêu dành cho các đòn không kích của Nga gây sự hốt hoảng cho phương Tây. Theo những tuyên bố chính thức từ Moscow, các chiến đấu cơ Nga tấn công chủ yếu các mục tiêu của IS, nhưng các nhà quan sát phương Tây lại cho rằng, mục tiêu ưu tiên của quân đội Nga là các trận địa, vị trí của lực lượng đối lập được sự hậu thuẫn của Mỹ và các nước láng giềng Syria, “không có quan hệ” với IS và thậm chí còn chiến đấu chống lại IS.
Không quân Nga tấn công tiêu diệt lực lượng khủng bố Jabhat – Al – Nursa, chi nhánh địa phương của Al – Qaeda và các tổ chức khủng bố khác có nguồn gốc từ Bắc Caucasus và Trung Á. Điều đó phù hợp với lợi ích của Nga trong cuộc chiến chống khủng bố và phù hợp với mục tiêu đã công khai của Nga. Hơn thế nữa, Nga cũng tấn công vào các tổ chức "Ahrar al-Sham" và "Jaish al-Islam", nguy cơ đe dọa chủ yếu của chính quyền ông Assad mà theo phương Tây đây là các nhóm đối lập “ôn hòa”, lực lượng được coi là có sự hậu thuẫn của CIA. Không kích các nhóm này thực sự là thách thức đối với Nhà Trắng.
Điều đó sẽ tạo ra một tình thế phức tạp, khi Nga trực tiếp, chứ không phải thông qua lực lượng chính quyền Syria tấn công vào các đồng minh của Mỹ, buộc Mỹ phải có hành động đáp trả nước Nga. Những hành động gần đây cho thấy các hành vi được coi là nguy hiểm như những cáo buộc về việc xâm phạm bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ và các vụ tiếp cận máy bay hai bên cho thấy có nguy cơ xung đột quân sự Nga - Mỹ.
Vấn đề tồn tại ở điểm, ai là IS, Al Qaeda và ai là lực lượng đối lập “ôn hòa” rõ ràng đang là vấn đề có tính nguyên tắc để đưa đến tiến trình ổn định tình hình Syria bằng giải pháp chính trị. Sự không phân biệt rạch ròi các lực lượng đối lập với lực lượng khủng bố ở Syria sẽ dẫn đến việc tất cả các lực lượng “đối lập” ở Syria sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.
Logic của Nga.
Nếu đặt bài toàn ổn định và tăng cường sức mạnh của quân đội Syria trên các chiến trường quan trọng, đe dọa trực tiếp sự tồn vong của chính quyền Syria – đột phá vào Latakia, bao vây khu vực Aleppo, chiếm lĩnh con đường huyết mạch Hama – Homs và tấn công các khu vực trung tâm Damascus, đòn tấn công sẽ nhằm vào các lực lượng khủng bố, không hoàn toàn tuyên bố trung thành với IS. Nhưng chính những chiến binh Hồi giáo cực đoạn nay tiến hành những trận chiến ác liệt và được trang bị khá đầy đủ vũ khí hạng nặng có nguồn gốc nước ngoài. Với IS cấp độ nguy hiểm đứng hàng thứ hai.
Tình hình ở Syria trong điều kiện hiện nay thực sự khó phân biệt, nhóm khủng bố này thuộc tổ chức nào? Đòn không kích nhằm vào chi nhánh Al Qaeda “Al – Nusra” đang gây nguy hiểm nghiêm trọng và thực tế đang kiểm soát Idlib là yêu cầu bức thiết, việc tìm hiểu và phân tích tổ chức này và những nhóm liên quan hoàn toàn không cần thiết và cũng không có thời gian.
Một vấn đề mới xuất hiện, khi tấn công các nhóm khủng bố, nguy cơ bị tiêu diệt sẽ buộc các tổ chức cực đoan chống chính phủ Syria khác nhau liên kết lại và chuyển sang quy thuận tổ chức IS, điều đó có thể khiến IS có thêm nhiều vùng đất và vũ khí trang bị hơn, sự phân hóa kẻ thù không thành công dựa trên nguyên tắc sức mạnh đối kháng. Điều đó buộc Moscow phải có những giải pháp chính trị phù hợp.
Theo tính toán của các chuyên gia Mỹ, chiến lược của Moscow bao gồm: tiêu diệt và làm tan rã tất cả các tổ chức khủng bố khác nhau, đang hình thành một lực lượng hỗn loạn thứ ba trong xung đột Syria và đạt được tình huống chiến tranh chủ yếu của hai lực lượng: chính quyền Syria và IS.
Cũng theo các nhà phân tích Mỹ, điều đó sẽ đơn giản hóa cuộc nội chiến trong mọi ý nghĩa của nó. Trong lĩnh vực quân sự, quân đội Syria sẽ là lực lượng hợp pháp duy nhất như công cụ chuyên chính trong cuộc chiến chống IS cùng với sự thừa nhận của phương Tây về vai trò chính quyền ông Assad trong cuộc chiến chống khủng bố.
Trong kế hoạch chính trị, kịch bản này sẽ đơn giản hóa các cuộc đối thoại về chuyển tiếp chính quyền, trong đó chế độ ông Assad sẽ tiến hành độc lập tự chủ, có đối tác là một lực lượng đối lập trong sạch, không có lực lượng hậu thuẫn ở sau lưng và hoàn toàn không có thành phần quân sự trong tổ chức của mình.
Cách đây không lâu, một lực lượng đối lập như vậy dường như đã được thành lập ở Alma-Ata, lực lượng này đã ra nghị quyết ủng hộ chiến dịch quân sự của Nga. Các cuộc đàm phán về chuyển giao quyền lực đối với thể chế hiện hành có thể chấp nhận được, bao gồm cả việc rút lui khỏi vị trí quyền lực của ông Assad.
Theo kết quả của đàm phán sẽ có các nhân vật – chính khách chính trị đơn lẻ, không nằm trong bất cứ một tổ chức nào. Cấu trúc an ninh và tổ chức quân đội vẫn được giữ nguyên, quyền kiểm soát vẫn nằm trong tay của các tổ chức tôn giáo thân thiện với vị thế của ông Assad. Vấn đề chính liên quan đến đại diện của người Sunni chiếm đại đa số có thể sẽ không được giải quyết hoặc giải quyết một cách tượng trưng.
Một trong những đề xuất của Moscow – một thủ tướng có quyền lực rộng rãi người Sunni trong chính quyền của tổng thống Assad trong giai đoạn chuyển tiếp. Nhưng đối với lực lượng đối lập, phương án ổn định tình hình không được thỏa mãn, lực lượng đối lập có một mục đích duy nhất là lật đổ và tiêu diệt chính quyền ông Assad bằng mọi giá. Chủ nhật tuần qua “Hội đồng dân tộc Syria” một trong những tổ chức chính trị cấu thành lực lượng đối lập đã tuyên bố từ chối đàm phán với chính quyền ông Assad dưới mọi hình thức.
Điều này được hiểu là, một sự ổn định tình hình theo cách “phù hợp” có nghĩa là có một quá trình cơ cấu lại lực lượng an ninh, đặc nhiệm cũng như lực lượng vũ trang Syria để người Sunni chiếm số đông có thể có được một quyền lực điều khiển song song. Đòi hỏi này Moscow hoàn toàn không thể chấp nhận vì đó là mầm mống của cuộc nội chiến không gì ngăn chặn được. Do đó, quân đội Syria và các lực lượng đặc nhiệm an ninh mới là điều Nga thực sự quan tâm và là nhân tố chủ chốt kiểm soát tình hình Syria trong tương lai.
Moscow cần phải củng cố và tăng cường sức mạnh của lực lượng vũ trang Syria dù trong tương lai có thể không có ông Assad với một mục đích then chốt “duy trì và củng cố quốc gia Syria độc lập và toàn vẹn”. Đối với các tổ chức đối lập người Suni thì đó là một điều không thể chấp nhận. Để điều đó có thể thành hiện thực, có thể tìm được trong quan hệ đối tác chặt chẽ với Saudi Arabia và UAE, nhưng phải có những nhượng bộ đáng kể về mức độ kiểm soát của các cơ cấu quyền lực cho người Sunni Syria. Nếu xét đến sự phức tạp trong cội rễ khởi nguồn xung đột Syria thì những nhượng bộ đó rất khó xảy ra.
Moscow đã cố gắng thuyết phục Washington và liên minh của Mỹ trong khu vực về mục đích, yêu cầu của sự can thiệp Nga trong cuộc xung đột thông qua việc tăng cường sức mạnh cho quân đội Syria, ổn định tình hình trên các mặt trận và sự cần thiết hiện diện quân sự của Nga tại Latakia. Rõ ràng, điều này không vấp phải sự phản kháng dữ dội từ phía các nước liên quan, nhưng đề xuất một sự hợp tác với chính quyền ông Assad như một đồng minh chống IS đã gặp phải những phản ứng quyết liệt.
Ví dụ: Mỹ và Ả rập Xê út không phản kháng sự hiện diện quân đội Nga ở Latakia như một lực lượng kiềm chế đòn đột kích của lực lượng khủng bố cực đoan vào nhóm Hồi giáo thiểu số Hồi giáo Alawite cũng như kiềm chế lực lượng đối lập Syria tấn công vào Latakia và Damascus. Nhưng họ cũng hy vọng Moscow không làm thay đổi cán cân lực lượng trên các chiến trường đối với lực lượng cực đoan khác như IS và al Nursa.
Rõ ràng Moscow trong kế hoạch của mình không thể chấp nhận được một phương án như vậy vì đó là Afganistan thứ II. Điều đó là một phần nguyên nhân khiến Washington và Liên minh của Mỹ từ chối không tham gia với Nga trong một liên minh chống khủng bố mới không phải do Mỹ cầm đầu và không đáp ứng những yêu cầu của Mỹ. Dù kịch bản đã hoàn toàn đổi khác sau Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc, nhưng nắm được vấn đề là Nhà Trắng không thể phản ứng quyết liệt, Nga triển khai kế hoạch độc lập và nhanh chóng nắm quyền chủ động trên chiến trường Syria.
Mục tiêu chiến thuật – làm suy giảm tối đa sức mạnh của các lực lượng khủng bố và đối lập có vũ trang, tăng cường sức mạnh của quân đội (trong đó có cả lực lượng Vệ binh cộng hòa và Lực lượng dân quân được sự ủng hộ vật chất của Iran), củng cố lực lượng an ninh quốc gia Syria,
Nga cũng đề xuất với EU, Ả rập Xê út, Liên minh các tiểu vương quốc Ả rập (UAE), Qatar và Jordan một cuộc đàm phán về quá trình chuyển tiếp chính quyền ở Syria trong đó quyền lực được chuyển từ ông Assad về nằm trong sự bảo đảm của quân đội Syria, mở rộng các đại diện tiêu biểu của đa số người Sunni trong khối kinh tế của chính phủ mới, có thể bao gồm cả vị trí thủ tướng, với quyền hạn quy mô rộng lớn hơn.
Nếu các cuộc đàm phán được khởi động, Nga có thể nhanh chóng giảm thời gian quân đội Nga có mặt ở Syria những vẫn duy trì được ảnh hưởng của mình với chính quyền mới.
Đây thực sự là bản chất của kế hoạch ổn định tình hình chính trị ở Syria trong một tiến trình hòa bình, phù hợp với tất cả những quốc gia liên quan, bao gồm cả Mỹ trong điều kiện chính quyền hiện hành.
Những cuộc tiếp xúc gần đây của V.Putin với Thái tử của Ả rập Xê út, UAE, cũng như sự liên kết chặt chẽ với các nhà lãnh đạo Ai Cập, Jordan, cho thấy Moscow đang lựa chọn phương án hành động này.
Kế hoạch bình ổn tình hình chính trị Syria xuất phát từ những dự báo về khả năng phục hồi quyền kiểm soát của chính quyền trên hầu hết vùng lãnh thổ của Syria, đảm bảo cho quân đội Syria dành được thắng lợi đối với các tổ chức phe nhóm đối lập và lực lượng khủng bố quốc tế. Nhưng một chế độ vững chắc hay yếu ớt, dễ đổ vỡ của ông Assad cho đến thời điểm này vẫn khó có thể khẳng định.
Có những nghi ngờ cho rằng, mặc dù có sự yểm trợ của lực lượng không quân Nga và viện trợ cho quân đội Syria, theo trạng thái và năng lực tác chiến của quân đội quốc gia Hồi giáo này, khó có khả năng làm thay đổi căn bản tình hình quân sự có lợi cho chế độ hiện nay.
Bất cứ một nhân vật quan trọng nào hoặc một bộ phận của lực lượng vũ trang Syria chạy sang phía bên lực lượng đối lập cũng làm thay đổi hoàn toàn kịch bản dự kiến.
Nga không còn lựa chọn nào khác. Phương án can thiệp quân sự vào Syria đã phải xác định sau cuộc gặp giữa Obama và Putin ở New York, khi có thể giữ đòn tấn công của Nga không phải là nhằm vào tất cả các lực lượng khủng bố đe dọa chính quyền Damascus mà chủ yếu nhằm vào IS. Nhưng nội các Nhà Trắng đã hủy bỏ kế hoạch này và tự đưa cú trượt chân của mình vào lịch sử.
Giải pháp duy nhất đúng hiện nay là đưa tiến trình thực hiện chiến lược bảo vệ chính quyền ông Assad, củng cố và tăng cường sức mạnh quân sự Syria đến cùng, không khoan nhượng. Không thể có thời gian chú ý đến nguy cơ mở rộng chiến tranh và có sự can thiệp phản kích mạnh mẽ từ các thế lực bên ngoài. Moscow buộc phải giành được những điều kiện có lợi cho chính quyền ông Assad để có thể dừng chiến dịch chống khủng bố IS và thu quân về nước.