1. Tivi OLED là gì?
OLED (viết tắt của Organic Light Emittting Diode tức là các Diode hữu cơ phát quang) mô tả một loại bảng điều khiển mà TV sử dụng - như LED-LCD, plasma hoặc CRT. Nó khác với các loại bảng điều khiển khác đã xuất hiện trước đó, nhưng ý tưởng tổng thể hoàn toàn giống nhau: Các bảng OLED giúp mang lại hình ảnh và video sống động trước mắt bạn.
Tivi OLED thực sự là một bước tiến rất lớn trong lĩnh vực giải trí gia đình. Nó cung cấp chất lượng hình ảnh tốt hơn, giảm tiêu thụ năng lượng và thời gian phản ứng nhanh hơn so với TV LED truyền thống.
Vậy tại sao không phải ai cũng có thể sở hữu một chiếc TV OLED? Bởi vì giá của chiếc Tivi này trước đó vô cùng cao và trong một thời gian rất dài chỉ có công ty LG và Panasonic, sử dụng công nghệ này trong bảng truyền hình của họ. Nhưng điều đó đang thay đổi, Sony, một trong những nhà phát triển ban đầu của công nghệ đã trở lại cuộc chơi vào năm 2017 với Bravia A1E OLED mới của mình và sẽ tiếp tục sản xuất TV OLED A8F trong năm 2018.
2. Sự khác biệt giữa OLED và LCD / LED là gì?
TV LCD thuộc dạng tivi màn hình phẳng, nó tối ưu hóa công nghệ màn hình tinh thể lỏng. Mỗi chiếc tivi loại này có hai lớp kính được phân cực và gắn vào nhau. Tinh thể lỏng được gắn vào một trong hai lớp đó. Lớp tinh thể lỏng này cho phép ánh sáng truyền qua hoặc chặn nó lại, để sinh ra hình ảnh trên màn hình khi dòng điện chạy qua nó.
Tuy nhiên, lớp tinh thể lỏng không tự sinh ra ánh sáng. Ánh sáng ở đây được xuất phát từ một chuỗi các đèn huỳnh quang ở sau màn hình. Có hàng triệu màn chớp được bố trí trong một ô vuông dạng lưới, chúng sẽ đóng mở để giải phóng hoặc chặn lại các tia sáng không cần thiết cho việc tạo ra hình ảnh. Sau đó mỗi màn chớp được kết hợp với một bộ lọc màu, thứ này sẽ sinh ra một điểm ảnh phụ. Những điểm này nhỏ tới mức khi chúng kết hợp với nhau mới tạo ra được một điểm ảnh, và mỗi điểm ảnh này là một chấm trên màn hình màu mà chúng ta vẫn xem. Nhờ các đèn huỳnh quang mà ảnh tạo ra bởi lớp tinh thể lỏng có thể được nhìn thấy bởi người dùng.
TV LED về bản chất cũng khá giống TV LCD. Chúng cũng thuộc họ TV màn hình phẳng và tối ưu công nghệ màn hình tinh thể lỏng (Liquid Crystal Display). Điểm khác biệt ở đây chính là ở nguồn sáng được đặt ở phía sau. TV LCD sử dụng đèn huỳnh quang, còn TV LED sử dụng đèn LED.
Còn về TV OLED, đây là công nghệ tivi sử dụng tấm nền điot phát quang hữu cơ. Khi cho dòng điện chạy qua thì các điểm ảnh sẽ tự động phát sáng, bật và tắt một cách độc lập mà không cần hệ thống đèn nền.
3. Ưu điểm của OLED là gì?
Trong nhiều năm qua đã có một câu hỏi về tuổi thọ của bảng OLED, trong khi dây chuyền sản xuất không thể đem lại lợi nhuận do tỷ lệ thất bại cao. Tuy nhiên, khi các công ty như LG đã đầu tư số tiền khổng lồ vào công nghệ thì khả năng chi trả của họ đã trở nên tốt hơn.
Do cấu trúc tivi không cần đèn nền nên tivi OLED sẽ giảm thiểu được nhiều vật liệu trên tấm nền và giúp tivi mỏng hơn. Đó là lý do tivi OLED luôn mỏng hơn tivi LED, và "ngôi vị" tivi mỏng nhất thế giới thì luôn rơi vào tay tivi OLED.
Ưu điểm tiếp theo của OLED là độ tương phản cao và màu đen tuyệt đối. Tivi LED sử dụng đèn nền chiếu sáng phía sau nên cho dù nhà sản xuất đã sử dụng các công nghệ làm mờ cục bộ đi chăng nữa thì cũng không thể ngăn chặn hoàn toàn hiện tượng hở sáng từ các đèn nền khác, do đó khi hiển thị màu đen cũng không thể đen tuyền 100% được. Trong khi đó, tivi OLED dùng điểm ảnh tự phát sáng độc lập, khi không cần thì sẽ tắt hoàn toàn do đó tạo ra màu đen tuyệt đối trên tivi.
Tivi OLED có các điểm ảnh siêu nhỏ luôn bật/tắt liên tục một cách độc lập, do đó sẽ có thời gian đáp ứng rất cao. Như vậy, tivi sẽ có khả năng hiển thị các cảnh chuyển động rất mượt. Hơn thế nữa, OLED không cần đèn chiếu mà bản thân tự phát sáng nên sẽ rất tiết kiệm điện năng.
4. Có TV OLED 3D không?
3D có thể đã mất đi nét “quyến rũ” trước đây như là một tính năng truyền hình, nhưng điều đó đã không ngăn cản các nhà sản xuất đưa nó vào các mô hình cao cấp.
LG và Panasonic đều có tính năng 3D như là một tính năng trong bộ OLED 2016 của họ, và trong đa số trường hợp sử dụng công nghệ 3D thụ động với kính rẻ hơn và màn hình nhấp nháy ít hơn.
Nhược điểm của 3D thụ động là giảm độ phân giải mà bạn sẽ trải nghiệm, nhưng may mắn với hầu hết tất cả các bộ OLED bây giờ có màn hình Ultra HD 4K thì ít xảy ra hiện tượng này.
5. TV OLED có giá bao nhiêu?
Các TV OLED chắc chắn sẽ rẻ hơn, nhưng chúng vẫn chưa đạt đến mức giá cả phải chăng. Giá của bộ LGs khởi điểm từ 1.800 USD ở Mỹ và 1.400 bảng ở Anh, và Panasonic thậm chí còn đắt hơn. Do đó, TV OLED nằm trong phân khúc thị trường cao cấp. Chúng ta sẽ không thấy giá giảm xuống cho đến khi các hãng cạnh tranh nhiều hơn trong thị trường này.
Thông thường, kkhi một công ty làm rất tốt trong một lĩnh vực nào đó thì ngay lập tức sẽ có rất nhiều công ty khác đi theo. Giá cả sẽ giảm khi các nhà sản xuất có thể tìm ra cách tháo nút cho dây chuyền sản xuất đắt đỏ hiện tại và nhu cầu những công nghệ này sẽ tăng lên đáng kể.