Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng với sự tinh thông trong kỹ thuật và sản xuất, nhưng công nghệ tại Đại hội thể thao Olympic không phải chỉ đề trình làng. Tokyo và Ủy Ban Olympics Quốc tế (IOC) sẽ sử dụng công nghệ để mang các môn thể thao đến dễ dàng hơn với các vận động viên và người hâm mộ trực tiếp có mặt tại sân, và giúp các khán giả truyền hình cảm thấy thích thú tận hưởng cảm giác Olympic chân thực như đang trực tiếp có mặt tại sân đấu.
Phương tiện giao thông đi lại
Toyota, đối tác về phương tiện đi lại chính thức của các kỳ Olympic Games, đang lên kế hoạch sử dụng các loại xe e-Palette chạy bằng ắc quy để phục vụ các quan khách và vận động viên trong Làng Vận động viên 2020 (nhiều tổ chức hy vọng các loại xe này sẽ chạy hoàn toàn bằng hydro).
Toyota mô tả những chiếc xe mới có kích thước tương đương với chiếc xe buýt bình thường này là một “hệ sinh thái di động”. Các mẫu concept đầu tiên đã chứng tỏ những chiếc xe này cũng được sử dụng như một nhà hàng hoặc một cửa hàng di động, nhưng tại Tokyo 2020, những chiếc xe này sẽ chỉ tập trung vào việc phục vụ chuyên chở vận động viên giống như dịch vụ xe buýt con thoi đoạn ngắn.
Xe e-Palette của Toyota (Ảnh minh họa)
|
Chiếc xe e-Palette có sàn thấp là một lựa chọn phù hợp cho các vận động viên và khách mời tham dự Paralympics (Đại hội Thể thao người khuyết tật). “Tự do chủ động đi lại là yếu tố cơ bản nhất giúp con người tham gia vào xã hội”, ông Akido Toyoda, Chủ tịch Toyota cho biết.
“Nếu ai muốn tham gia vào các hoạt động xã hội nhưng việc đi lại ngăn cản họ thực hiện điều đó, Toyota sẽ giúp họ giải quyết vấn đề. Chúng tôi muốn việc đi lại là một khả năng chứ không phải là một thách thức”.
Cuối cùng, tập đoàn này cũng sẽ trình làng những mẫu xe hoàn toàn tự động tại khu Toyota Water Front City và Haneda của Tokyo. Những mẫu xe này đạt mức độ tự động cấp 4, tức là nó có thể tự xử lý mọi tình huống trên đường mà không cần sự can thiệp của con người.
Mẫu Concept-i của Toyota cũng sẽ được trình làng tại kỳ Olympic Tokyo 2020. Mẫu xe tự động này sẽ được hỗ trợ bởi một trợ lý AI (trí tuệ nhân tạo) có khả năng nhận biết cảm xúc và sở thích của hành khách, và có thể nói chuyện với họ giống như một tài xế taxi am hiểu về tâm lý.
VR và drone Shooting Stars
Bạn sẽ không cần phải trực tiếp đến tận Nhật Bản để tận hưởng những gì mà công nghệ mang lại cho kỳ Olympics 2020. Giống như Toyota, Intel cũng là một đối tác của IOC, và tại kỳ Thế vận hội này, Intel cam kết “sẽ mang đến cho người hâm mộ mức độ tương tác mới” với các môn thể thao tại đây.
Đối với những người hâm mộ không có điều kiện đến Tokyo, Intel sẽ hỗ trợ phát trực tiếp bằng VR (công nghệ thực tế ảo) trên nền tảng True VR của Intel, với tính năng chiếu lại 360 độ, vì thế, dù không trực tiếp có mặt tại các sân đấu, nhưng người hâm mộ vẫn hoàn toàn có thể cảm nhận được sự sôi động và hấp dẫn của các môn thi đấu như đang trên sân ngay trong phòng khách nhà mình. Intel được độc quyền phát sóng các môn thi đấu tại Olympics bằng công nghệ VR, và họ đã giới thiệu công nghệ này tại Olympics Mùa đông Pyeongchang 2018.
“Điều thực sự chúng tôi làm với trải nghiệm này không phải mà lấy ti vi và đặt nó vào trong công nghệ VR, và chúng tôi không chỉ đang cố gắng đưa người hâm mộ đến với sự kiện thể thao này. Chúng tôi đang tạo ra một phương thức hoàn toàn mới cho những người hâm mộ được trải nghiệm thế giới ảo”, ông David Aufhauser, giám đốc điều hành Intel Sports, cho trang Techradar biết.
Intel cũng sẽ thắp sáng cả khoảng bầu trời trên các sân vận động tại Tokyo với các mẫu drone Shooting Star của họ, các drone này có thể tạo ra các hình ảnh 3D để thay thế cho các loại pháo hoa truyền thống. Khi đã được lập trình, thì cả màn trình diễn ánh sáng phục vụ Olympics sẽ được thực hiện chỉ với một cái bấm nút – và bởi các loại drone này có thể tái sử dụng, nên sẽ không gây ra tình trạng phí phạm như hiện nay.
Nếu chỉ như vậy chưa làm hài lòng người hâm mộ, thì công ty nghiên cứu Nhật Bản ALE sẽ thực hiện các trận mưa sao băng nhân tạo để phục vụ cho lễ khai mạc Olympics Tokyo 2020. Nếu thực hiện, thì đòi hỏi phải phóng một vệ tinh mang theo các “hạt nguồn” vào trong quỹ đạo trái đất. Khi vệ tinh này đã ổn định, thì các hạt sẽ được phóng ra và bay vào bầu khí quyển, tại đó, các hạt này sẽ bắt đầu tạo nên khói plasma.
Giống như pháo hoa, các hạt này chứa các thành phần khác nhau, giúp tạo ra các màu sắc khác nhau khi bị đốt cháy (potassium tạo ra màu tím, đồng tạo ra màu xanh, …).
Biến rác thải thành những kho báu
Những chiếc xe “xanh” không xả ra khí cacbon và những loại pháo hoa tái sử dụng chưa phải là đột phá duy nhất tại Olympic 2020 hướng tới tính bền vững – Tokyo đang lên kế hoạch sử dụng rác thải điện tử có thể tái chế để sản xuất các lại huy chương, và đặt nhiều hộp đựng trong các văn phòng làm việc để nhận những mẫu điện thoại và các thiết bị điện tử cũ khác.
Chỉ riêng trong năm 2014, Nhật Bản đã vứt bỏ đi 143kg vàng, 1.566kg bạc và 1.112 tấn đồng (thành phần chính trong hợp kim đồng) ở dạng các thiết bị rác thải điện tử - chỉ cần một tỷ lệ nhỏ lượng kim lại bỏ đi này cũng đủ để sản xuất đủ số huy chương cho kỳ Olympic Games 2020.
“Các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên trái đất đều có hạn, vì thế việc tái chế những thứ này sẽ làm cho chúng ta quan tâm nhiều hơn đến môi trường”, ông Koji Murofushi, Giám đốc thể thao Tokyo 2020 cho biết.
Hy vọng rằng, thứ duy nhất để lại nhiều ấn tượng sau khi Olympic Tokyo 2020 kết thúc sẽ là rất nhiều công nghệ mới mang lại nhiều lợi ích cho Nhật Bản và cả thế giới – tại các sự kiện thể thao và các sự kiện khác trong tương lai.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu