Nhà Trắng kinh sợ Kalibr, đòi Nga hủy bỏ hoặc sửa đổi tên lửa hành trình

VietTimes -- Thứ trưởng Bộ ngoại giao phụ trách vấn đề Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế Mỹ, ông Andrea Thompson, trong một buổi họp báo phát biểu với các phóng viên, để tuân thủ những điều khoản của Hiệp ước Loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF), Nga nên loại bỏ tên lửa 9M729 hoặc sửa đổi.
Chiến hạm Nga phóng tên lửa Kalibr. Ảnh minh họa Russian Gazeta
Chiến hạm Nga phóng tên lửa Kalibr. Ảnh minh họa Russian Gazeta

Ngày 20.10.2018, tổng thống Donald Trump tuyên bố, Mỹ sẽ rút khỏi hiệp ước INF. Theo ông, quyết định này được Nhà Trắng đưa ra sau khi nhận thấy rằng, phía Nga có những hành động vi phạm hiệp ước này. Mỹ cùng từng nhiều lần tuyên bố, Nga đưa vào biên chế hệ thống tên lửa Iskander, có khả năng tấn công trên khoảng cách đến 5500 км.

Một điều thú vị là, tên lửa 9M729 được phát triển cho tổ hợp Kalibr, theo chiều dài, tên lửa này không lắp được vào vào tổ hợp tên lửa tầm gần “Iskander”. Ngã đã thử tên lửa 9M729 trên thao trường mặt đất khoảng 10 năm trước đây và chưa từng được đưa vào biên chế cho Lục quân dưới bất kỳ hình thức nào, cũng không có một thông tin chính thức hoặc phi chính thức nào cho thấy tên lửa 9М729 được đưa vào vũ khí trang bị của Lục quân Nga để có thể coi rằng đó là sự vi phạm hiệp ước INF.

Nhưng tên lửa Kalibr, phóng từ các chiến hạm ngầm và mặt nước của Nga đã tấn công rất hiệu quả các nhóm khủng bố ở Syria. Nhưng tương tự như Tomahawk, Kalibr không bị điều chỉnh bởi bất cứ một Hiệp ước nào trên biển. Có nghĩa là, ngài thứ trưởng Mỹ nhầm lẫn (rất khó vì ông ta đã nêu rõ mã hiệu tên lửa) hoặc nước Mỹ thực sự lo ngại tổ hợp tên lửa Kalibr.

Ngược lại, quân đội Mỹ thường xuyên vi phạm Hiệp ước dưới tất cả các chiêu bài khác nhau. Một trong những ví dụ gần đây nhất, Mỹ đã triển khai trên lãnh thổ Rumani và Ba Lan các tổ hợp tên lửa phòng không, được phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng Mk 41, hoàn toàn phù hợp cho việc phóng tên lửa hành trình Tomahawk. Hệ thống điều khiển tích hợp của Mk-41 cho phép, chỉ cần lắp đặt Tomahawk vào là có thể tấn công được ngay, thời gian chuyển đổi mục đích sử dụng chỉ trong vài giờ đồng hồ.

Người Mỹ cũng sử dụng trên chiến trường châu Âu rất nhiều máy bay không người lái vũ trang tầm xa. Theo hiệp ước này thì các máy bay không người lái có mang tên lửa hoặc bom (đầu đạn) được định nghĩa là tên lửa hành trình, không quy định là sử dụng một lần hay nhiều lần (vật thể bay có điều khiển mang đầu đạn, bao gồm đầu đạn hạt nhân).

Ngoài ra, trong quá trình thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa, Mỹ cũng đã chế tạo các tên lửa mục tiêu đặc biệt, có tính năng kỹ chiến thuật tương tự như tên lửa đạn đạo tầm trung – theo hiệp ước INF, việc chế tạo các tên lửa này bị cấm hoàn toàn, do chỉ cần thay đầu đạn, tên lửa sẽ thành tên lửa đạn đạo tầm trung trên đất liền.

Mỹ cho đến nay phủ nhận hoàn toàn những vi phạm này, thậm chí từ chối thảo luận với Nga về những vấn đề liên quan đến tên lửa tầm trung. Trước đây, do sự yếu kém của bộ máy lãnh đạo, Mỹ đã ép Liên bang Xô viết phá hủy tất cả những tên lửa chiến thuật 9K714 "Oka",  không nằm trong giới hạn phải tiêu hủy. Những tên lửa này đi trước sự phát triển các tên lửa đạn đạo Mỹ khoảng bốn mươi năm.

Đã qua 30 năm kể từ khi phá hủy các tên lửa 9K714 "Oka", nhưng người Mỹ vẫn chưa hài lòng, Nhà Trắng muốn triệt tiêu mọi nguy cơ liên quan đến những chiến lược toàn cầu và lợi ích của Mỹ. Trong lúc này, Kalibr thực sự đã đe dọa đến sự tồn vong của chiến lược ngoại giao “Tomahawk” mà Mỹ đã sử dụng nhiều thập kỷ. Nhưng lúc này đã là thời gian khác, việc Mỹ rút khỏi INF không gây khó khăn cho Nga, cùng không gây khó khăn cho Trung Quốc, mà đe dọa trực tiếp Liên minh châu Âu và các đồng minh châu Á.

Hệ thống tên lửa 9K714 "Oka", vũ khí đi trước thời gian. Video net -film.ru