Người nghiện ma túy ở các tỉnh phía Nam tăng

VietTimes -- Báo cáo của Bộ LĐ-TB và Xã hội cho biết,  hiện cả nước có 210.751 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (tăng 10.617 người so với cùng kỳ năm 2015) và các tỉnh, thành phía Nam có số lượng người nghiện ma túy tăng mạnh.
Ngày 31/7, tại Đà Nẵng, Bộ LĐ-TB và Xã hội tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Đề án đổi mới Công tác cai nghiện ma túy và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác phòng chống tệ nạn xã hội đối với các tỉnh, thành phố trọng điểm.
Ngày 31/7, tại Đà Nẵng, Bộ LĐ-TB và Xã hội tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Đề án đổi mới Công tác cai nghiện ma túy và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác phòng chống tệ nạn xã hội đối với các tỉnh, thành phố trọng điểm.
Ngày 31/7, tại Đà Nẵng, Bộ LĐ-TB và Xã hội tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Đề án đổi mới Công tác cai nghiện ma túy và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác phòng chống tệ nạn xã hội đối với các tỉnh, thành phố trọng điểm. 
Tại Hội nghị, đại biểu các tỉnh thành đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp của địa phương trong công tác cai nghiện ma túy hiện nay. Đặc biệt là đối với tình hình tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, phức tạp cùng với số lượng người nghiện tăng.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB và Xã hội cho biết tình hình quản lý người nghiện ma túy, những tồn tại và bất cập hiện nay đối với công tác này. Đặc biệt là tình hình tội phạm ma túy ngày càng tinh vi và phức tạp nên các đại biểu cần tập trung giải quyết vấn đề vướng mắc, bất cập, đồng thời đưa ra kiến nghị các giải pháp về quản lý người nghiện ma túy và cai nghiện ma túy trong thời gian tới…
Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB và Xã hội, hiện cả nước có 210.751 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 10.617 người so với cùng kỳ năm 2015 (200.134 người); ngoài nghiện Heroin, số người sử dụng ma túy tổng hợp dạng Amphetamine (ATS), cỏ mỹ “ XLR-11” tăng nhanh. Đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố phía Nam như: TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu…có số lượng người nghiện ma túy tăng mạnh.
Bên cạnh đó, người sử dụng ma túy tổng hợp có rối loạn tâm thần và một số có hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội.
Cũng theo Bộ LĐ-TB và Xã hội, hiện cả nước có 132 cơ sở cai nghiện ma túy, trong đó có 110 cơ sở công lập và 22 cơ sở ngoài công lập do tổ chức cá nhân thành lập. Trong số 110 cơ sở công lập có 5 cơ sở cai nghiện bắt buộc, 75 cơ sở cai nghiện tổng hợp (cai bắt buộc, cai tự nguyện, Mathadone, quản lý người nghiện có nơi cư trú ổn định), 24 cơ sở điều trị nghiện ma túy tự nguyện và Mathadone, 6 cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội.
Tổng số người được điều trị cai nghiện tại các cơ sở khoảng 27.918 học viên, trong đó cai nghiện bắt buộc theo quyết định của Tòa án cho 17.488 học viên, tăng 12.461 học viên so với năm 2015, trong đó có 10.422 học viên không có nơi cư trú ổn định, chiếm 59,5%. Cai nghiện tự nguyện tại cơ sở công lập cho 3.576 học viên; điều trị thay thế bằng thuốc Methadone cho 50.663 người. Trong đó điều trị tại các cơ sở của ngành y tế 48.229 người; ngành Bộ LĐ-TB và Xã hội 2.434 người; cai nghiện tại cơ sở tư nhân 5.300 lượt học viên; quản lý sau cai tại cơ sở quản lý sau cai là 1.763 học viên; quản lý tại cơ sở xã hội là 2.538 người.