Khách sạn sang trọng ngoài không gian
Ý tưởng đưa con người vào không gian đã được lên kế hoạch trong những năm gần đây với những cái tên tuổi nặng ký như SpaceX, Blue Origin, và Virgin Galactic trên nhiều mức độ khác nhau. SpaceX được cho là sẽ dẫn đầu trong việc thu phí chuyến bay tư nhân dù chưa có thời gian cụ thể khi nào hãng bắt đầu đưa ra các tour du lịch không gian đến cộng đồng. Trong khi đó, Virgin Galactic và Blue Origin dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2018 và 2019 . Bây giờ, Nga cũng đang bắt đầu “đặt chân” vào mảng du lịch vũ trụ, tuy nhiên “bước chân” của Nga có lẽ dài và tham vọng hơn các hãng tư nhân khác với kế hoạch xây dựng một khách sạn sang trọng ngay trên quỹ đạo.
Công ty Popular Mechanics, Tổng công ty Roscosmos State Space Agency - cơ quan vũ trụ của Nga, đang lên kế hoạch xây dựng một mô-đun khách sạn cao cấp trọng lượng 20 tấn, dài hơn 15 mét trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Khách sạn này sẽ có bốn phòng ngủ, hai khu dành cho vệ sinh và khu y tế, khu vực sảnh tiếp khách, dụng cụ tập thể dục, và Wi-Fi. Chi phí xây dựng được ước tính từ 16,4 đến 26,2 tỷ rúp (279 triệu USD - 446 triệu USD).
Mô-đun khách sạn sang trọng nằm trên quỹ đạo này sẽ giống với mô hình Khoa học và Năng lượng (NEM-1) đang được xây dựng mà Nga dự định gửi lên ISS vào năm 2021. Kế hoạch mới sẽ được chi trả bởi sự kết hợp giữa các khoản đầu tư tư nhân và nhà nước, bao gồm cả những hành khách tiềm năng. Họ sẽ trả trước các khoản tiền theo định kỳ và chúng sẽ được sử dụng để tài trợ cho sự phát triển của mô hình mới.
Chạy đua với thời gian
Theo Popular Mechanics, RKK Energia - nhà thầu không gian hàng đầu của Nga, đã đưa ra một kế hoạch dài hạn để chi trả cho mô hình khách sạn. Nhà thầu sẽ đặt vé cho ít nhất 12 hành khách, những người sẵn sàng chi ngay 4 triệu USD trước, tiếp theo là hai khoản thanh toán trị giá 12,6 triệu USD trong hai năm chuẩn bị cho chuyến bay thực tế. Cuối cùng là khoản thanh toán 10,8 triệu USD trả ngay trước khi phóng chuyến bay lên khách sạn.
Như vậy, tổng cộng, một hành khách sẽ phải trả 40 triệu USD cho một chuyến đi tới khách sạn ngoài không gian trong vòng 1-2 tuần lễ. Nếu muốn lưu trú lâu hơn, hành khách sẽ phải trả thêm 20 triệu USD nữa – không hề rẻ chút nào.
Tuy nhiên, số tiền bỏ ra để thực hiện chuyến đi hoàn toàn hợp lý. Dự án chắc chắn sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề mang tính thách cao mà vấn đề cấp bách nhất hiện nay là mức độ phức tạp cần thiết để xây dựng mô đun cho khách sạn. Bản thiết kế vẽ ra là một chuyện, nhưng việc có xây dựng thành công thiết kế đó hay không lại là chuyện khó nói trước.
Bên cạnh đó, nhiều nguồn tin cho rằng, Trạm Không gian Quốc tế ISS dự kiến sẽ “giải nghệ” vào năm 2028. Theo RKK Energia, mô-đun khách sạn có thể đến ISS vào năm 2022 (đây là thời gian sớm nhất) nhưng sẽ cần ít nhất bảy năm để bù lại chi phí xây dựng. Vì vậy nếu ISS giải thể đúng thời hạn, RKK Energia sẽ không có đủ thời gian để kiếm lợi nhuận.
Trước khi bắt đầu với chuyến nghỉ ngơi dài hơi và xa xỉ của Nga, nhiều người lại yêu thích các chuyến bay trải nghiệm ngắn hạn của Blue Origin.
Nguồn: Futurism