Nga-Syria thắng chẻ tre, Thổ và Arập Saudi cuống quýt lo phá sản

VietTimes -- Trong 10 ngày qua là thời điểm khi diễn biến tình hình rốt cuộc đã trở nên rõ ràng với phương Tây rằng quân đội Syria được Nga và Iran trợ giúp đã tiến sát chiến thắng mang tính quyết định tại Syria.
Phi công Nga tham gia chiến dịch không kích chống khủng bố tại Syria
Phi công Nga tham gia chiến dịch không kích chống khủng bố tại Syria

Quân đội Syria đã mở rộng sự kiểm soát của chính phủ xung quanh khu vực ngoại vi Damascus. Họ cũng đã dọn dẹp sạch phiến quân thánh chiến khỏi hai thành Hama and Homs bị chiếm cứ từ năm 2012. Quân chính phủ bao vây Aleppo, khai thông lại tuyến đường nối Aleppo với phần còn lại của đất nước. Họ cũng thành công trong việc quét sạch phiến quân khỏi tỉnh Latakia, nơi Nga đóng căn cứ không quân.

Những bước tiến chắc chắn ban đầu nay tiếp tục với các cuộc phản công quân sự theo hai trục. Đầu tiên là hướng đông bắc, quân đội Syria hiện đang siết chặt vòng vây quanh các nhóm các nhóm phiến quân đang cố thủ tại thành phố lớn nhất, thủ đô kinh tế của Syria là Aleppo. Có vẻ toàn bộ các tuyến đường chính nối Aleppo với Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay đều đã bị cắt đứt. Các nhóm phiến quân lưu thông qua các con đường ở tỉnh Idlib rất dễ bị không quân Nga tấn công.

Hướng phản công thứ hai là tuyến đường chính chạy từ Hama tới “thủ đô” của IS là Raqqa. Vòng vây các nhóm phiến quân thánh chiến tại Aleppo đe dọa làm sụp đổ phong trào phiến quân ở phía bắc Syria. Raqqa thất thủ sẽ làm sụp đổ IS tại Syria. Với IS đây là phần lãnh thổ then chốt không thể để mất vì nếu để mất danh tiếng của chúng sẽ tiêu tan.

Al-Qaeda có thể tồn tại sau thất bại và tự tổ chức lại theo hình thái chiến tranh du kích hoặc phong trào khủng bố còn IS thì không. Phương Tây và tại Ankara và Riyadh, viễn cảnh chính phủ Syria đang tiến gần tới chiến thắng và Nga thành công tại Syria, nơi mà các cường quốc phương tây đã thất bại, gây nên cơn hoảng sợ.

Kết quả là trong vòng 10 ngày qua họ cố gắng ép Nga và Syria chấp nhận một thỏa thuận ngừng bắn, để phiến quân thánh chiến tại Aleppo có thêm thời gian và ngăn quân đội Syria tiến đánh Raqqa. Phương Tây cũng cáo buộc Nga không kích giết hại dân thường và đã diễn ra một cuộc chiến truyền thông về chủ đề này hòng buộc Nga ngừng không kích phiến quân.

Thất bại trong việc ngăn Nga ngừng không kích và chặn đà tiến của quân đội Syria có hai hệ quả. Trước hết, truyền thông phương Tây hiện đang chỉ trích chính quyền Mỹ về sự “yếu đuối” trước Nga tại Syria.

Thứ hai là một kế hoạch do Saudi Arabia vạch ra cho một cuộc xâm lược của phương Tây tại Syria nhằm đánh chiếm Raqqa trước khi quân đội Syria thực hiện việc này. Việc điều bộ binh Mỹ chiếm Raqqa gặp vấn đề chính trị nội bộ Mỹ nên không đặt ra và chủ yếu là do không thể tổ chức được một chiến dịch phức tạp nhanh chóng như vậy.

Đồng thời, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang cố gắng khai thông các tuyến đường đến Aleppo bằng cách pháo kích quân đội chính phủ Syria và lực lượng người Kurd xung quanh thị trấn Azaz, nằm trên tuyến cao tốc chính nối Aleppo và Thổ Nhĩ Kỳ.

Xe tăng của quân Thổ triển khai ở biên giới giáp Syria
Xe tăng của quân Thổ triển khai ở biên giới giáp Syria

Tất cả những động thái trên kèm theo tuyên bố ngang ngược của Saudi Arabia đòi Assad sẽ bị hạ bệ “bằng vũ lực nếu cần”. Các động thái quân sự của Thổ và Saudi Arabia cho thấy nỗi hoảng sợ trước sự phá sản của chiến lược thay đổi chế độ tại Syria của hai nước này.

Tuy nhiên, nếu không có sự hậu thuẫn của Mỹ, một chiến dịch đánh chiếm Raqqa đơn giản là không thực tế. Mỹ hầu như không thể ủng hộ một động thái như vậy bởi sẽ vướng vào quan hệ rối rắm giữa Thổ Nhĩ Kỳ và đồng minh người Kurd cũng như với Nga. Cuộc chiến leo thang với việc quân đội Thổ giao tranh trên lãnh thổ nước ngoài có thể dễ dàng kết thúc bằng sự đe dọa chính sự ổn định của Thổ Nhĩ Kỳ.

Điều này không có lợi gì cho lợi ích của Mỹ và chừng đó quá đủ lý do để Mỹ phản đối hành động phiêu lưu quân sự. Thổ pháo kích người Kurd xung quanh Azaz không thay đổi tình hình xung quanh Aleppo nằm sâu về phía nam. Đồng thời, lại kéo Thổ sa vào một bất hòa khác với Mỹ. Một số nhà phân tích cho rằng, các động thái của Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia chủ yếu là khoa trương hơn là hành động.

Cuộc xung đột Syria cũng không trở thành một đề tài lớn trong cuộc đua tổng thống ở Mỹ, một thực tế cho thấy hầu hết người Mỹ không muốn Mỹ bị sa vào cuộc chiến này.

T.N