Nga - “mãnh hổ giữa bầy sói” trên chiến trường Syria

Mục tiêu chiến dịch không kích của Nga là chuẩn bị cho các cuộc phản công trên bộ của quân đội thường trực Syria và các lực lượng đồng minh với hy vọng giành lại quyền kiểm soát các vùng đất bị IS chiếm đóng và khôi phục lại hòa bình, ổn định tại Syria.
Chiến đấu cơ Nga tác chiến trên chiến trường Syria
Chiến đấu cơ Nga tác chiến trên chiến trường Syria

Theo số liệu chính thức của bộ quốc phòng Nga, lực lượng không quân Nga tác chiến tại Syria bao gồm 50 máy bay chiến đấu và trực thăng tấn công. Toàn bộ nhóm chiến đấu Nga được triển khai tại căn cứ không quân Hmeymim gần cảng Tartus và tại căn cứ hải quân gần Latakia không vượt quá 3.000 người.

So với quy mô của lực lượng NATO tại Afghanistan thời đỉnh cao lên tới 130.000 quân hoặc so với cuộc tập trận Trident Juncture của NATO trong tháng 10-11/2015 tại Nam Âu huy động 36.000 binh sĩ là rất khiêm tốn. Nga cam kết rằng không binh sĩ Nga nào được triển khai chiến đấu bên cạnh quân đội Syria trên bộ.

Căn cứ Hmeymim chỉ bằng một phần tư so với quân số Nga triển khai trong chiến dịch tại Georgia năm 2008 khi đối phó với cuộc xâm lược vũ trang tại Nam Ossetia. Và lực lượng Nga tại Syria chỉ bằng 1/20 số chiến đấu cơ các nước NATO huy động trong chiến dịch không kích ồ ạt chống Nam Tư năm 1999.

Không như không quân NATO phát động chiến dịch không kích quy mô chống Nam Tư (đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade bị đánh trúng, thậm chí tòa nhà Liên hợp quốc tại Kosovo cũng bị hủy hoại), máy bay Nga tại Syria trước khi xuất kích đều đã kiểm tra kỹ lưỡng thông tin về các mục tiêu IS và sử dụng các dữ liệu thu thập được từ máy bay trinh sát và các vệ tinh, thông tin tình báo từ các lực lượng Syria, Iran và Iraq, cũng như sử dụng các máy bay không người lái chụp không ảnh và quay hình ảnh về mục tiêu.

Khi không quân Mỹ, Pháp, Úc tiến hành không kích tại Syria, họ không bao giờ chịu nỗ lực phối hợp với quân đội Syria. Trái lại, còn viện cớ các nhóm vũ trang IS “cần phải bị trừng phạt”  để máy bay phương Tây trút bom và dội tên lửa vào lực lượng chính phủ cũng như dân thường Syria. Và các nước phương Tây còn nặn ra cái gọi là “đối lập ôn hòa”, những kẻ được xem như bất khả xâm phạm. Dĩ nhiên sự “ôn hòa” của đám này từ lâu chỉ là trò hề.

Nên nhớ rằng Moscow có cơ sở pháp lý để tiến hành chiến dịch chống khủng bố tại Syria, kể từ khi tổng thống Bashar al-Assad được bầu một cách hợp pháp và đã đề nghị lãnh đạo Nga cung cấp cho người dân Syria sự hỗ trợ kỹ thuật và quân sự ngay lập tức.

Không quân Nga hỗ trợ Syria là điều khoản nằm trong thỏa thuận giữa hai thành viên có chủ quyền của LHQ. Đó là sự trợ giúp phù hợp với quyền cơ bản và cố hữu nhất đối với quyền tự vệ của cá nhân hay tập thể như điều khoản 51 Hiến chương LHQ đã quy định.

Chiến dịch quân sự của Nga được gọi không chính thức là chiến dịch Hmeymim cũng chỉ được giới hạn. Thêm nữa tính hiệu quả của các đòn không kích nhằm vào các mục tiêu quân sự và cơ sở của IS, có lẽ tất cả sẽ mất một đến hai tháng thì 450-5000 mục tiêu khủng bố sẽ bị quét sạch bởi các máy bay chiến đấu tối tân tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết S-34 “Fullback”, Su-24M “Fencer” và Su-25 “Frogfoot” được trang bị các loại vũ khí dẫn đường chính xác công nghệ cao tranh cho dân thường và cơ sở hạ tầng ngoài vòng nguy hiểm.

Trực thăng tấn công Mi-24 của Nga
Trực thăng tấn công Mi-24 của Nga
Máy bay cường kích Su-24 Nga không kích chống khủng bố tại Syria
Máy bay cường kích Su-24 Nga không kích chống khủng bố tại Syria
Chiến đấu cơ Su-34 Fullback  tại sân bay Latakia
Chiến đấu cơ Su-34 Fullback tại sân bay Latakia, Syria

Trước hết, về mặt kỹ thuật có thể tránh được bất cứ “tổn thất phụ” không mong muốn nào: tất cả máy bay đều phù hợp với các loại vũ khí tấn công chính xác, sai số mục tiêu (CEP) của các loại bom dẫn đường mới của Nga dưới 5m, trong khi các tên lửa KH-25 dẫn bắn bằng laser chỉ sai số mục tiêu không đầy 2m.

Thứ hai, toàn bộ các cơ sở quân sự của bọn khủng bố được lựa chọn dựa trên dữ liệu thông tin thu thập qua trinh sát điện tử và tình báo con người, sử dụng trinh sát đường không và quan sát từ các UAV, được Nga và Syria thu thập và kiểm tra, có sự phối hợp với các nhân viên quân sự Iran và Iraq làm việc tại Trung tâm thông tin Bagdad. Cả 4 quốc gia cùng chia sẻ quyền và trách nhiệm. Đại sứ Syria tại Nga Riad Haddad khẳng định rằng quân đội Syria nắm rõ mạng lưới và sự phân bố địa lý của các nhóm cực đoan trên lãnh thổ Syria.

Một khi các cơ sở của các nhóm khủng bố bị xóa sổ, chiến dịch Hmeymim sẽ chấm dứt hoàn toàn. Các đòn tấn công của Nga không gây ra tổn thất nào cho dân thường, không có tòa nhà nào của chính phủ hay công ích, không trường học hay bệnh viện nào bị phá hủy (không như vụ bệnh viện ở Kunduz ở Afghanistan bị máy bay Mỹ tấn công hôm 3/10 khiến 19 người chết, 37 người bị thương nặng).

Chiến dịch không kích của Nga được lên kế hoạch cẩn thận nhằm vào các nhóm phiến quân đã gây sự khiếp sợ trong hàng ngũ của chúng. Ngay từ đầu tháng 10, đã có gần 700 tay súng thuộc các nhóm cấp tiến giao nộp vũ khí đầu hàng quân chính phủ. Một số khu vực khác ngừng kháng cự.

Trong khi đó, liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu bao gồm 60 quốc gia đã tiến hành không kích chống IS tại Syria hơn một năm qua do thiếu phối hợp với Damascus hầu như không tiển triển gì. Quân liên minh không có thông tin tình báo về các mục tiêu IS trên mặt đất, trong khi quân đội Syria không có cơ may được hưởng lợi từ yểm trợ của không lực Mỹ.

Hơn thế, liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu ném bom Syria mà không hề có sự đồng thuận của Hội đồng Bảo an LHQ hay chính phủ Syria.

Mặc dù Nga hành động hoàn toàn hợp lệ và hợp hiến, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn ra thông cáo kêu gọi Nga ngừng chiến dịch không kích nhằm vào phe đối lập “ôn hòa” và dân thường để tập trung nỗ lực chống IS. Thông cáo biểu lộ “quan ngại” này nhận được sự ủng hộ của Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Qatar và Saudi Arabia. Nhưng liệu các nước này có thể trấn áp nổi IS mà không có Nga? Rõ ràng là họ không thể.

Làm sao Pháp, Đức, Anh và Mỹ có thể thực hiện việc đó theo các tiêu chuẩn thông thường? Nếu như họ về mặt tài chính, quân sự và đạo đức đã tiếp tay cho cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo” với mục tiêu duy nhất là lật đổ Bashar al-Assad khỏi ghế tổng thống với bất cứ giá nào cho dù cao bao nhiêu, thậm chí gây ra cả một làn sóng người tị nạn chiến tranh tràn sang lục địa châu Âu. Qatar và Saudi Arabia chống IS kiểu gì theo cách nào nếu như chính họ từng cung cấp tiền và vũ khí cho IS? Họ không thể.

Trong những hoàn cảnh đó, rất lạ khi nghe thấy những lời kêu gọi cung cấp cho các thành viên IS “ôn hòa” MANPADS (tên lửa phòng không vác vai) để bắn hạ máy bay Nga. Nhưng liệu những tên khủng bố IS được trang bị vũ khí hạng nặng và đang chặt đầu và thiêu sống các tù nhân của chúng có thực sự “ôn hòa”? Không, tất cả chúng đều “không ôn hòa” và bởi thế không nên được hậu thuẫn bằng bất cứ vũ khí gì.

Moscow sẽ phản ứng quyết liệt nếu như phát hiện thấy có bất cứ hệ thống MANPADS được bất cứ quốc gia nào chuyển giao cho IS hoặc bất cứ các yếu tố có tính chất phá hoại tại Trung Đông. Mỹ đã bảo đảm với Moscow rằng sẽ không giao các hệ thống vũ khí như vậy cho IS. Nhưng đừng ai nên quên rằng IS cũng có các tác nhân vũ khí hóa học.

Kremlin không hề che đậy mục đích chính trong chiến dịch quân sự tại Syria: mục tiêu chiến dịch không kích của Nga là chuẩn bị cho các cuộc phản công trên bộ của quân đội thường trực Syria và các lực lượng đồng minh với hy vọng giành lại quyền kiểm soát các vùng đất bị IS chiếm đóng và khôi phục lại hòa bình, ổn định tại Syria.

Nga sẽ hoan nghênh bất cứ sự trợ giúp nào từ thế giới bên ngoài trong việc tiêu diệt thứ bệnh dịch nguy hiểm đó. Đó sẽ là sự ủng hộ mạnh mẽ hơn đối với ông Bashar al-Assad với tư cách nhà lãnh đạo duy nhất tại Syria hiện có thể cứu vãn một sự sụp đổ trên quy mô toàn quốc trước nguy cơ khủng bố quy mô lớn. Vì thế, Moscow sẽ không chấp nhận bất cứ sự can thiệp vào các công việc nội bộ của Nga-Syria. Nói cách khác, hoặc là hợp tác với Nga, Syria, Iran và Iraq hoặc tránh đừng làm bất kỳ điều gì sai trái hủy hoại mối liên kết hành động của các nước này.

*Lược dịch bài viết trên Tạp chí Phương Đông của tác giả Vladimir Kozin - trưởng nhóm cố vấn tại Viện nghiên cứu chiến lược Nga, thành viên Viện hàn lâm Khoa học tự nhiên Nga và là giáo sư Viện khoa học quân sự Liên bang Nga.

Theo QPAN