Chiến tranh Trung – Nhật dễ xảy ra nhất
Cuộc điều tra điều tra mới đây của các chuyên gia cho thấy, Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia dễ xảy ra chiến tranh nhất, xác suất lên tới 19%, cao hơn nhiều so với xảy ra chiến tranh Mỹ - Nga.
Bài viết nhấn mạnh, Nga cho biết sẽ tiếp tục sử dụng vũ khí hạn nhân uy hiếp Mỹ và NATO, tổng thống Nga Putin phát biểu tuyên bố nói rằng Nga sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân. Ông Putin còn cảnh cáo Mỹ và NATO không nên tiến hành “sự can thiệp không cần thiết” tại khu vực Bắc Phi và Trung Đông. Lời phát ngôn này của tổng thống Nga được phát biểu trong bộ phim tài liệu có tên Trật tự thế giới của Nga, được công chiếu trên đài truyền hình Nga tối 20/12 mới đây.
Tổng thống Nga cam kết Nga sẽ tiếp tục phát triển kho vũ khí hạt nhân, bao gồm đầu đạn hạt nhân, máy bay oanh tạc và tên lửa đạn đạo liên lục địa. Theo bản tin của hãng thông tấn Tass của Nga, ông Putin cho biết: “Với vai trò là quốc gia chủ yếu sở hữu vũ khí hạt nhân, Nga sẽ nâng loại vũ khí này lên thành một phương diện trong chính sách ngăn chặc, sức mạnh hạt nhân chiến lược 3 trong 1 là nền tảng của chính sách an ninh hạt nhân của Nga.Trước đây nước Nga không lạm dụng câu lạc bộ vũ khí hạt nhân, tương lai cũng sẽ như vậy, tuy nhiên trong nguyên tắc quân sự của nước Nga có vị thế và vai trò của loại vũ khí này”.
Tổng thống Nga Putin còn cảnh cáo Mỹ và NATO về việc nhúng tay can thiệp vào các sự vụ ở Bắc Phi và Trung Đông. Ông Putin tuyên bố: “Các ông không thể chỉ nhấn mạnh cái dân chủ theo quan điểm của mình, sử dụng phương thức tự động máy móc này để bắt ép nhân dân ở nền văn hóa khác, có tôn giáo và truyền thống chấp nhận quan niệm thiện ác theo phiên bản của các ông. Rất rõ ràng, bọn họ cho rằng mình làm rất tốt, tuy nhiên, khi cần bọn họ đứng ra gánh vác trách nhiệm thì bọn họ lại biết mất”.
Chiến tranh hạt nhân xảy ra bất cứ lúc nào
Theo hãng Reuters, sau bài phát biểu của tổng thống Nga Putin, có bản tin đưa rằng: Thời gian sắp tới, chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong 6 tháng qua, trong kế hoạch nghiên cứu thế kỷ XXI, có 50 chuyên gia an ninh các nước điều tra, nghiên cứu nguy cơ tiềm ẩn các cuộc tranh.
Cuộc nghiên cứu này rút ra được kết luận sau: Thế giới có rất nhiều giả định tiềm ẩn, các giả định này đang từng bước phát triển thành chiến tranh thường quy hoặc chiến tranh hạt nhân có tính phá hoại cực lớn. Trong 20 năm tới, xác suất xảy ra Các nhà phân tích cho biết, trong 20 năm tới, xác suất xảy ra chiến tranh hạt nhân trên quy mô lớn là 6,8%. Nghiên cứu cho biết: Số người thiệt mạng trong cuộc chiến tranh này nhiều hơn số người thiệt mạng 80 triệu người mà Chiến tranh thế giới thứ hai gây ra.
Trong 10 năm qua, có 60% số người được phỏng vấn trong các cuộc nghiên cứu cảm nhận được xác suất xảy ra chiến tranh hạt nhân ngày càng lớn, và có tới 52% số người được hỏi cho biết trong 10 năm tới, nguy cơ này càng lớn hơn.
Sau khi Mỹ đưa tàu chiến vào tuần tra tại Biển Đông – nơi Trung Quốc tuyên bố sở hữu chủ quyền một cách ngang ngược bất chấp chấp luật pháp quốc tế, đồng thời nước thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến cơ của Nga, cục diện phát triển theo hướng ngày càng xấu đi, có thể cuộc chiến tranh mà chúng ta phải đối mặt ngày càng đạt tới mức độ khó tưởng tượng.
Ai có thể sử dụng vũ khí hạt nhân?
Cuộc nghiên cứu này cũng đã rút ra kết luận về vấn đề ai có khả năng phát động các cuộc tấn công. Theo nghiên cứu, Ấn Độ và Pakistan có khả năng xảy ra xung đột quân sự nhất, trong 20 năm tới, xác suất xảy ra xung đột quân sự của hai quốc gia này lên tới 40%.
Và xác suất xảy ra chiến tranh hạt nhân giữa hai quốc gia chỉ có 9%, xác suất này còn thấp hơn xác suất chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Nga. Không ai được lợi từ cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan, nhưng nếu cục diện căng thẳng leo thang, vẫn có khả năng xảy ra.
Mặc dù đầu năm nay, Iran và các nước phương Tây đã ký kết hiệp định hạt nhân, nhưng nghiên cứu vẫn dự đoán xác suất Iran triển khai các hoạt động quân sự tấn công nước Mỹ, Israel hoặc các nước đối địch tại vùng Vịnh là 27%, thậm chí đồng thời phát động một cuộc tấn công vào tất cả các đối thủ. Xác suất cuộc chiến tranh này phát triển thành chiến tranh hạt nhân là 6%.
Tuy nhiên kết quả thú vị nhất lại có liên quan đến Trung Quốc và Nga. Nghiên cứu này cho thấy: Từ lâu đã có dự báo Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù sở hữu vũ khí hạt nhân tiềm ẩn của phương Tây, trong khi các hành động hạt nhân mới đây của Nga lại khiến các nhà phân tích vô cùng sửng sốt.
Xác suất xảy ra chiến tranh NATO – Nga do NATO phát động là 22%, xác suất xảy ra xung đột giữa quân đội Trung Quốc và quân đội Mỹ là 17%, song song với đó, xác suất xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc với Nhật Bản - đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở châu Á là 19%, trong khi xác suất xảy ra chiến tranh hạt nhân Mỹ - Nga chỉ có 4%, và xác suất xảy ra chiến tranh Mỹ - Trung còn thấp hơn, chỉ có 2%.
Chiến tranh hạt nhân Mỹ - Nga
Xác suất xảy ra chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Nga cao hơn giữa Trung Quốc và Mỹ là điều bình thường, vì Trung Quốc và Mỹ là hai nước lớn về kinh tế, cả hai đều được hưởng lợi lớn từ sự phồn vinh và ổn định của thế giới.
Mặt khác, toàn bộ thứ mà Nga sở hữu là năng lực quân sự, hay nói chính xác hơn là năng lực hạt nhân, lần nào tổng thống Nga cũng đem năng lực hạt nhân ra “khoe” để thể hiện vị thế nước lớn miễn cưỡng của nước Nga.
Mới đây, thế giới sa vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân giữa Nga và NATO. Tháng 11 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến cơ đấu Nga bay vào không phận nước thành viên NATO. Có nhà phân tích cho rằng sự kiện này đã kích nộ điện Kremlin, có thể Nga sẽ phát động cuộc chiến tranh nhằm vào liên minh này.
Theo ValueWalk của Mỹ, nhà phấn tích quốc phòng cấp cao của Nga Pavel Felgengauer cho biết: “Nếu tổng thống Nga Putin phát động chiến tranh nhằm vào NATO, muốn giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh này, Nga chỉ có thể dựa vào sức mạnh hạt nhân. Rất có khả năng xảy ra cuộc xung đột quân sự Nga – Thổ Nhĩ Kỳ trên biển”.
Theo QPAN
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu