Tờ nguyệt san The National Interest Mỹ ngày 1/11 đăng bài viết "Không quân Mỹ đã xây dựng kế hoạch, ngăn chặn vũ khí sát thủ vệ tinh siêu sát thương của Trung Quốc" cho rằng mặc dù có vài nước đang đầu tư phát triển vũ khí không gian, nhưng hoạt động của Trung Quốc trên phương diện này đặc biệt làm cho các nhà lãnh đạo và chuyên gia phân tích của Lần Năm Góc lo ngại.
Quan chức Quân đội Mỹ cho biết, để đối phó với vũ khí không gian đang phát triển nhanh chóng, phòng thủ tốt hơn trước các cuộc tấn công vũ trụ của kẻ thù, Không quân và Lầu Năm Góc Mỹ đang tìm kiếm chiến lược ứng phó.
Thông qua vài năm nghiên cứu nhất là về không gian vũ trụ, đầu năm 2016, Quân đội Mỹ đã đưa ra một kế hoạch phòng thủ vũ khí không gian nhiều chiều.
Năm 2014, Quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc "đánh giá phương án tổng hợp của chiến lược vũ trụ", đã tiến hành đánh giá toàn diện đối với cấu trúc tổng thể của lĩnh vực không gian vũ trụ. Đến năm 2015, Không quân Mỹ đã hoàn thành đánh giá "nhận biết tình hình vũ trụ", đã chỉ ra điểm mấu chốt của vấn đề an toàn vũ trụ, qua đó làm cơ sở để thay đổi chiến lược.
Hạt nhân của chiến lược đương nhiên là làm tốt chuẩn bị cho ngành không gian vũ trụ của Mỹ, ứng phó với một môi trường mang tính "cạnh tranh" có nhiều mối đe dọa hơn, rủi ro cao hơn, trong bối cảnh phổ biến toàn cầu.
Là một phần của các nỗ lực này, Không quân Mỹ sẽ đầu tư 5,5 tỷ USD trong vòng 5 năm tới.
Khi trả lời phỏng vấn, tướng lĩnh cấp cao Winston Beecham của Không quân Mỹ phụ trách hệ thống hàng không vũ trụ cho biết: "Kẻ thù tiềm tàng đã chú ý đến phương thức tận dụng không gian vũ trụ của chúng ta , đã triển khai hành động sao chép những khả năng này cho họ, đồng thời đã có biện pháp loại bỏ khả năng của chúng ta khi xảy ra xung đột với chúng ta".
Sứ mệnh phòng thủ vũ trụ của Mỹ: Mặc dù các chi tiết về biện pháp phòng thủ và đáp trả vũ trụ của Mỹ thuộc cơ mật, nhưng vẫn có thể bàn tới một số phương diện trong các nỗ lực hình thành tài sản vũ trụ mạnh hơn của Không quân Mỹ.
Phân tách và tính đa dạng là công nghệ cốt lõi nhất. Họ tìm cách triển khai nhiều vệ tinh lắp hệ thống vũ khí truyền thống và hạt nhân; mục tiêu của chiến thuật mang tính đa dạng là tận dụng nhiều vệ tinh để thực hiện cùng một mục tiêu.
Các quan chức Không quân Mỹ cho rằng điều này bao gồm "các thiết bị của Mỹ có thể đồng thời tận dụng hệ thống dẫn đường GPS và Galileo của châu Âu". Đương nhiên, nếu vệ tinh Mỹ bị kẻ thù tấn công, bị gây nhiễu và bị tiêu diệt, công nghệ này sẽ giúp cho Quân đội Mỹ có thể tận dụng các tài sản của đồng minh.
Phổ biến và bảo vệ cũng là một phần của kế hoạch chiến lược. Điều này bao gồm triển khai nhiều vệ tinh thực hiện cùng một nhiệm vụ và áp dụng các bước đi cụ thể về công nghệ để tăng cường phòng thủ vệ tinh, ứng phó với các cuộc tấn công, đặc biệt là tấn công tác chiến điện tử có khả năng xảy ra.
Tóm lại, Không quân và Bộ Quốc phòng Mỹ đã tăng cường phát triển và hợp tác vũ trụ để ứng phó với "phục hưng" thương mại trong nghiên cứu, phát triển và tiến bộ công nghệ vũ trụ như các chuyên gia nói.
Các hành động quân sự của Mỹ như đạn dược tấn công trực tiếp liên hợp, hệ thống thông tin, vũ khí, máy bay không người lái và các tài sản khác đều phải dựa vào công nghệ GPS.
Xét tới điểm này, Lầu Năm Góc và các quân chủng đều đang nỗ lực phát triển công nghệ định vị dẫn đường và thời gian - có thể vận hành trong môi trường "thiếu GPS".