Muôn màu đón năm mới trên thế giới (Kỳ 2)

VietTimes -- Đêm giao thừa là một ngày lễ chung với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhưng các quốc gia khác nhau trên khắp thế giới sẽ có những cách riêng để kỉ niệm và chào đón năm mới cùng với các nét văn hóa truyền thống, độc đáo.
Ảnh minh họa (This Insider)
Ảnh minh họa (This Insider)
13. Đức
 Ở Đức, mọi người đều ăn bánh rán "krapfen" hoặc làm bánh donut vào đêm giao thừa.
Muôn màu đón năm mới trên thế giới (Kỳ 2) ảnh 1Bánh rán Krapfen với đường cô ở Cologne, Đức. Ảnh: Marco Verch / Flickr
Cho dù bạn gọi nó là Krapfen, Kreppel, Krebbel hay Berliner, thì bánh rán của Đức cũng là một sự bổ sung quan trọng cho lễ kỷ niệm Silvester (Đêm giao thừa).
Chúng thường chứa đầy những quả mứt hoặc sô-cô-la, mặc dù đôi khi chúng chứa đầy mù tạt như một trò đùa trên những người bạn và khách thân thiết.
Bánh là món ăn truyền thống chỉ ăn vào những dịp đặc biệt như Silvester vì kẹo, đồ ngọt là một món ăn hiếm và đắt đỏ mà ít người có thể mua được.
14. Johannesburg, Nam Phi Mọi người ném đồ nội thất ra ngoài cửa sổ vào đêm giao thừa ở Johannesburg, Nam Phi để có được một khởi đầu mới.
Muôn màu đón năm mới trên thế giới (Kỳ 2) ảnh 2Một chiếc ghế sofa bị vứt bỏ từ cửa sổ. aswphotos134 / Shutterstock
Nếu bạn đang tổ chức lễ mừng đêm giao thừa năm mới ở Hillbrow, Johannesburg, hãy cẩn thận với những đồ đạc biết bay. Việc vứt đồ đạc từ các tòa nhà cao tầng đã bị lên án như một truyền thống nguy hiểm trong những năm gần đây và truyền thống này không còn phổ biến như trước kia. Mọi người thường giữ tủ lạnh cũ, ghế dài và nhiều hơn nữa trong những tuần lễ gần đêm giao thừa. Vứt đồ đạc cũ qua cửa sổ tượng trưng cho việc bỏ đi những điều cũ và bắt đầu một khởi đầu mới.
15. Hy Lạp
 Ở Hy Lạp, hành tây được treo ở cửa trước vào đêm giao thừa để biểu hiện sự tái sinh và tái phát triển.
Muôn màu đón năm mới trên thế giới (Kỳ 2) ảnh 3Hành được treo trước cửa để nhận lấy may mắn. Ảnh: Naeblys / Shutterstock
Vào ngày Protochronia hoặc đêm giao thừa, treo một củ hành vào cánh cửa có nghĩa là sự tái sinh và tái phát triển.
Truyền thống bất thường này đề cập đến hành biển: một loại cây độc hại phát triển ở Crete và giống như một củ hành lớn. Hành biển sẽ tiếp tục mọc lá và kết hoa mới ngay cả khi bị nhổ bật rễ. Bằng cách đặt một củ hành hoặc hành biển trên cửa trước vào đêm giao thừa, người dân của Crete và Hy Lạp tin rằng sức mạnh và sự may mắn của giống cây này sẽ lan tỏa sang họ. Sáng hôm sau, cha mẹ đánh thức trẻ em bằng cách gõ hành vào đầu chúng để đến nhà thờ.
16.Chi-lê
 Tại Chilê, người ta dành cả đêm ở nghĩa trang để đón năm mới với những người thân yêu đã qua đời.
Muôn màu đón năm mới trên thế giới (Kỳ 2) ảnh 4Nghĩa trang ở Punta Arenas, Chile. Ảnh: Luciezr / Shutterstock 
Trong khu Talca của Chile, cả gia đình tụ tập trong nghĩa trang để đón năm mới với người thân của họ, giống như lễ hội Ngày của cái chết của người Mêhicô.
16. Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia
 Ở Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, ném đi những hạt lựu là tượng trưng cho sự may mắn.
Muôn màu đón năm mới trên thế giới (Kỳ 2) ảnh 5Ảnh: Lentilka / Shutterstock 
Cắt một quả lựu vào đêm giao thừa ở Thổ Nhĩ Kỳ được cho là biểu hiện sự giàu có và thịnh vượng trong năm mới tới, trong khi ở Armenia, hạt lựu được ném xuống đất thay cho sự may mắn. Càng nhiều hạt mầm lan tỏa trên mặt đất, năm mới sẽ càng thành công hơn. Màu sắc và hình dạng của quả lựu được cho là giống với trái tim con người và tượng trưng cho cuộc sống, khả năng sinh sản và sức khỏe.
17. Rô-ma
Mọi người ăn mặc như gấu và nhảy múa vào ngày đầu năm ở Rô-ma để tránh những cơn ác mộng.
Muôn màu đón năm mới trên thế giới (Kỳ 2) ảnh 6Người Rumani mặc áo lông thú. Ảnh: Ghirda / AP 
Ban đầu, nó chỉ như là một nghi lễ ngoại giáo để xua đuổi ma quỷ và đã trở thành một nghi lễ truyền thống trong Đêm giao thừa đầu tiên ở Rô-ma. Trong suốt nghi lễ, các vũ công ăn mặc như những chú gấu có nguồn gốc từ rừng Roma và những người đàn bắt gấu. Điều này tượng trưng cho cả cái chết của năm cũ và sự xuất hiện của năm mới.
18. Estonia
 Người dân Estonia ăn 7, 9, hoặc 12 lần vào đêm giao thừa để đảm bảo sự dư thừa thực phẩm trong năm tới.
Muôn màu đón năm mới trên thế giới (Kỳ 2) ảnh 7Một bánh sandwich cá trích kiểu Estonia. Ảnh: Maksimillian / Shutterstock
Ở Estonia, số 7, 9 và 12 được coi là may mắn, và nếu một người đàn ông (hay phụ nữ) ăn tiệc nhiều lần vào năm mới, anh ta sẽ có sự thịnh vượng và sức mạnh của 7, 9 hoặc 12 người trong năm mới sắp tới. Những diễn giải hiện đại về truyền thống này cho phép người ta thưởng thức các bữa tiệc bảy món ăn.
19. Belgium
 Trẻ em tại Belgium sẽ viết thư cho cha mẹ của mình vào năm mới.
Muôn màu đón năm mới trên thế giới (Kỳ 2) ảnh 8Ảnh: House Beautiful
Tại đây, Đêm giao thừa được gọi là Sint Sylvester Vooranvond. Bên cạnh bánh mì nướng, rượu sâm-panh, những đứa trẻ tại Belgim sẽ viết thư cho chính cha mẹ mình hoặc người đỡ đầu vào ngày đầu tiên của năm mới. Chúng sẽ trang trí thư bằng những tờ giấy bóng, thiên sứ, thiên thầm và những bông hoa hồng rực rỡ rồi đọc to nội dung của bức thư.
20. Phần Lan

Muôn màu đón năm mới trên thế giới (Kỳ 2) ảnh 9

Ảnh: Wikipedia

Nghi lễ truyền thống trong năm mới của Phần Lan được gọi là Molybdomancy – hành động tiết lộ vận mệnh của năm mới bằng cánh nung chảy “thiếc” (thực chất là chì) trong một chiếc chảo nhỏ trên lò nung, rồi nhanh chóng vứt chúng vào chậu nước đá. Những đốm màu trên mảnh kim loại sẽ được phân tích và nghiên cứu dưới ánh sáng của nến để đoán vận mệnh của gia chủ trong năm mới.

21. Ai-len
Muôn màu đón năm mới trên thế giới (Kỳ 2) ảnh 10Ảnh: Printerest
Những phụ nữ độc thân tại Ireland sẽ tỉa lấy một cành cây tầm gửi rồi đặt dưới gối trong đêm giao thừa với hi vọng những điều tốt đẹp hơn sẽ đến, đồng thời hi vọng về một người chồng tương lai tốt bụng. Bên cạnh đó, người Ai-len cũng thận trọng với những người vào nhà của họ sau ngày 31/12. Nếu người đó là người đàn ông cao dáo, đẹp trai với làn da hơi ngăm đen thì cả năm mới sẽ ngập tràn niềm vui và may mắn. Nếu người đó là phụ nữ tóc đó, thì cô ta sẽ mang đến rất nhiều khó khăn, xui xẻo.
22. Iran
Muôn màu đón năm mới trên thế giới (Kỳ 2) ảnh 11Ảnh: Shia TV
“Năm mới của người Ba Tư” hay còn gọi là Nowruz là ngày đầu tiên của mùa xuân và là ngày đầu tiên của năm mới theo lịch của người Iran.
Sự chuẩn bị cho năm mới bắt đầu từ mùa đông của năm trước theo lịch mặt trời của người Ba Tư như một biểu tượng của sự tái sinh cho những sự hi sinh của Thánh Domuzi. Những người đàn ông sẽ ăn vận như thánh Domuzi với khuôn mặt được sơn đen và nhảy múa khắp các đường phố với trồng và kèn đỏ để tượng trưng cho sự may mắn.
23. Rosh Hashanah – năm mới của người Do Thái
Muôn màu đón năm mới trên thế giới (Kỳ 2) ảnh 12Ảnh: My Jewish Learning
Rosh Hashanah chính là năm mới của người Do Thái, và được biệt như Ngày phán xử, thời điểm mà chúa sẽ miêu tả vận mệnh của mỗi người trong năm tới trong Cuốn sách của sự sống và Cuốn sách của cái chết.
Nó sẽ diễn ra trong 2 ngày đầu tiên của mùa thu và thường được tổ chức tại các giáo đường của người Do Thái với những bữa ăn đầy đủ bên cạnh gia đình và bạn bè.