Liên Xô sụp đổ-thảm họa địa chính trị lớn nhất ttrong thế kỷ XX (Kỳ cuối)

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Theo Tổng thống V. Putin, Liên Xô sụp đổ là thảm họa địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ XX. Theo ông, lẽ ra Liên Xô không sụp đổ mà vẫn có thể tiếp tục phát triển vững mạnh theo chương trình cải cách đúng hướng.
Trong cuộc gặp các đảng phái chính trị của Nga tại Điện Kremlin ngày 23/9/2016, Tổng thống Nga V.Putin cho rằng sẽ ra Liên Xô không bị giải thể nếu có chương trình cải cách đúng hướng và có hiệu quả (Ảnh: Sputnik).
Trong cuộc gặp các đảng phái chính trị của Nga tại Điện Kremlin ngày 23/9/2016, Tổng thống Nga V.Putin cho rằng sẽ ra Liên Xô không bị giải thể nếu có chương trình cải cách đúng hướng và có hiệu quả (Ảnh: Sputnik).

Sự kiện Liên Xô sụp đổ không chỉ là thảm họa địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ XX mà rất có thể là cả trong lịch sử chính trị thế giới, để lại những hậu quả có tính toàn cầu về tư tưởng, văn hóa, chính trị, kinh tế - xã hội và an ninh.

Trước hết, đó là thảm họa địa chính trị đối với nước Nga, trong đó khoảng 25 triệu người Nga chỉ sau một đem đã trở thành “người nước ngoài”. Sự kiện này kéo theo sự tan rã một chế độ xã hội ưu việt và tốt đẹp đầu tiên trong lịch sử văn minh của nhân loại. Trong đó, công dân Liên Xô được hưởng mức phúc lợi xã hội rất tốt so với nhiều nước trên thế giới như được hưởng chế độ làm việc 8 giờ/ngày; người lao động được phép nghỉ 1 tháng mà vẫn được hưởng nguyên lương và không bị sa thải nếu không có sự chấp thuận của tổ chức công đoàn; người dân được hưởng chế độ di chuyển tới nơi làm việc bằng phương tiện công cộng miễn phí; hệ thống giáo dục và khám chữa bệnh miễn phí; hoàn toàn không có nạn thất nghiệp và rất nhiều phúc lợi khác.

Chế độ xã hội ưu việt ở Liên Xô đã có ảnh hưởng rất lớn, khuyến khích phong trào đấu tranh của gia cấp công nhân và người lao động ở các nước tư bản trên thế giới trong cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh và dân chủ, buộc chính quyền nhiều nước tư bản phải điều chỉnh chính sách xã hội và mô hình phát triển theo hướng tiến bộ hơn. Do đó, sự kiện Liên Xô cùng với mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đổ là một bước lùi lịch sử văn minh của thế giới, tổn thất to lớn đối với phong trào đấu tranh cho những mục tiêu cao cả và tốt đẹp của nhân loại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của con người.

Tuy nhiên, sự thất bại của chủ nghĩa xã hội hiện thực theo mô hình Xôviết không thể làm lu mờ ý nghĩa lịch sử to lớn của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Thành công của sự nghiệp đổi mới của Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa là minh chứng rõ ràng nhất về giá trị của chủ nghĩa xã hội hiện thực.

Đối với thế giới, Francis Fukuyama - Giáo sư kinh tế - chính trị quốc tế tại Đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ) trong bài viết với nhan đề “Sự cáo chung của lịch sử?”, từng đưa ra nhận định rằng, sự sụp đổ của Liên Xô cùng với Chiến tranh lạnh kết thúc là “sự cáo chung của lịch sử”. Điều này có nghĩa chủ nghĩa tư bản sẽ giành chiến thắng trên phạm vi toàn thế giới. Đồng quan điểm với F. Fukuyama là một nhóm tác giả của báo cáo có tựa đề “Đề án cho thế kỷ mới của Hoa Kỳ” gồm những nhân vật hàng đầu trong giới tinh hoa chính trị theo đường lối tân bảo thủ ở Hoa Kỳ, đứng đầu là William Kristol - thành viên của Đảng Dân chủ và Robert Kagan-thành viên của Đảng Cộng hòa, chủ trương biến thế kỷ XXI thành “Thế kỷ Mỹ”. Theo đó, sau khi Liên Xô sụp đổ, Hoa Kỳ cùng các nước phương Tây sẽ thiết lập trật tự thế giới đơn cực được kiểm soát từ Washington.

Sau Chiến tranh lạnh, cấu trúc địa - chính trị của thế giới thay đổi căn bản, trong đó trật tự thế giới lưỡng cực sụp đổ và hình thành trật tự thế giới đơn cực do Hoa Kỳ kiểm soát, mở đầu kỷ nguyên cạnh tranh địa chính trị với nhiều cuộc xung đột và chiến tranh ở những khu vực được coi là “điểm nóng” của thế giới như Trung Á, Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latinh. Quá trình toàn cầu hóa bước sang giai đoạn toàn cầu hóa phương thức sản xuất của chủ nghĩa tư bản đan xen với sự cạnh tranh giữa các mô hình phát triển. Trong đó, giới lãnh đạo Hoa Kỳ theo đuổi tham vọng áp đặt “các giá trị Mỹ” cho phần còn lại của thế giới thông qua các cuộc “cách mạng màu”. Từ đó, thế giới bị chia rẽ thành các vùng ảnh hưởng của các cường quốc mới nổi và các trung tâm quyền lực mới. Quá trình toàn cầu hóa chủ nghĩa tư bản và xã hội tiêu thụ trên hành tinh đã tạo tiền đề cho cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống của thế giới.

Sau khi Liên Xô sụp đổ mặc dù Khối quân sự Varsava đã được giải thể, trái với cam kết của Hoa Kỳ sẽ không mở rộng NATO nếu Liên Xô chấp nhận giải tán Cộng hòa Dân chủ Đức và thống nhất nước Đức, sau khi nước Đức thống nhất, Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ 15 quốc gia thời Chiến tranh lạnh mở rộng thành 30 nước và đưa căn cứ quân sự tới bố trí sát biên giới Nga. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn bố trí hệ thống đánh chặn tên lửa trên lãnh thổ các nước châu Âu, sẵn sàng tấn công vào các căn cứ tên lửa trên lãnh thổ Nga.

Sau Chiến tranh lạnh, Khối Varsava đã giải thể, nhưng Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) vẫn tiếp tục mở rộng với hàng trăm căn cứ quân sự bao vây nước Nga (Ảnh Rossiyanavsegda)
Sau Chiến tranh lạnh, Khối Varsava đã giải thể, nhưng Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) vẫn tiếp tục mở rộng với hàng trăm căn cứ quân sự bao vây nước Nga (Ảnh Rossiyanavsegda)

Do không còn yếu tố kiềm chế của Liên Xô-trụ cột của hòa bình và an ninh quốc tế trong trật tự thế giới lưỡng cực, Hoa Kỳ đã đơn phương phát động hàng loạt cuộc chiến tranh. Mở đầu là cuộc chiến tranh xâm lược Nam Tư (tháng 3/1999). Đây là cuộc chiến tranh đầu tiên giữa lòng châu Âu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau cuộc chiến tranh này, tại Hội nghị kỷ niệm 50 năm thành lập được tổ chức ở Washington (tháng 5/1999), NATO chính thức công bố chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh lạnh nhằm biến tổ chức này thành “cảnh sát thế giới”. Mở đầu thế kỷ XXI, mượn cớ đáp trả tổ chức khủng bố Al-Qaeda gây ra vụ tấn công vào Trung tâm thương mại quốc tế ở New York (ngày 11/9/2001), Tổng thống Hoa Kỳ G.W. Bush phát động “cuộc chiến tranh toàn cầu chống khủng bố” ở Afghanistan.

Với sự tham gia của lực lượng đến từ 43 quốc gia do Hoa Kỳ đứng đầu, cuộc chiến tranh này kéo dài gần 20 năm tới nay vẫn chưa kết thúc với chi phí khoảng 4.000 tỉ USD và trở thành cuộc xung đột quân sự tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Cuộc chiến tranh toàn cầu chống khủng bố ở Afghanistan mở đầu cuộc chiến tranh địa - chính trị do Hoa Kỳ tiến hành trên toàn thế giới.

Tiếp theo cuộc chiến tranh Afghanistan, năm 2003, Hoa Kỳ phát động cuộc chiến tranh Iraq mà đến nay vẫn bị sa lầy ở đó. Năm 2008, NATO do Hoa Kỳ đứng đầu sử dụng Grudia tiến hành “cuộc chiến tranh ủy nhiệm” nhằm vào Nga ở Nam Osetia. Trong cuộc chiến tranh này, Gruzia đã bị Nga đánh trả và bị thất bại thảm hại. Năm 2011, Hoa Kỳ đứng đầu NATO kích động các biến động chính trị mang tên “Mùa Xuân Arập” ở Trung Đông - Bắc Phi, dẫn tới cuộc chiến tranh xâm lược Libya để tiêu diệt nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi và cuộc chiến tranh Syria kéo dài tới nay chưa thể kết thúc. Tính tổng cộng, các cuộc chiến tranh từ Afghanistan tới Trung Đông đã hút hầu bao của Hoa Kỳ gần 6.000 tỉ USD.

Với tư duy tự cho mình là bên chiến thắng, còn Liên Xô là bên chiến bại trong Chiến tranh lạnh, Mỹ đơn phương hành động trong quan hệ quốc tế với tham vọng thiết lập và duy trì trật tự thế giới đơn cực sau Chiến tranh lạnh. Hành động này đã khiến Mỹ tiêu hao quá lớn tiềm lực kinh tế, chính trị và quân sự và đây là một trong những yếu tố dẫn tới cuộc khủng hoảng năm 2008. Đây không chỉ là cuộc khủng hoảng nhất thời mà là cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống của chủ nghĩa tư bản Mỹ đứng đầu hệ thống chủ nghĩa tư bản thế giới.

Vì thế, cuộc khủng hoảng năm 2008 dẫn tới mâu thuẫn và chia rẽ nội bộ sâu sắc trong giới tinh hoa chính trị ở Washington về con đường phát triển của Mỹ. Cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ năm 2016 với thắng lợi thuộc về ứng cử viên Donald Trump - một tỷ phú chưa hề trải qua một ngày hoạt động chính trị, phản ánh một sự lựa chọn lịch sử của người dân Mỹ. Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, ứng cử viên Donald Trump tuyên bố rằng, trong cuộc bầu cử năm 2016, các cử tri Mỹ không đơn thuần đi bầu tổng thống 4 năm/lần, hay là bầu chọn cho người của Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ, mà là bầu chọn con đường phát triển của Hoa Kỳ trong một thế giới đã thay đổi căn bản kể từ khi Liên Xô sụp đổ, trong đó nổi lên các cường quốc mới là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU).

Trong chiến dịch tranh cử năm 2015, ứng cử viên Donald Trump tuyên bố: “Hợp tác với Nga sẽ có lợi cho nước Mỹ. Tại sao không?” (Ảnh Reuter).

Trong chiến dịch tranh cử năm 2015, ứng cử viên Donald Trump tuyên bố: “Hợp tác với Nga sẽ có lợi cho nước Mỹ. Tại sao không?” (Ảnh Reuter).

Theo Donald Trump, sẽ có lợi cho Hoa Kỳ nếu Hoa Kỳ hợp tác với Nga. Vì thế, cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 trở thành cuộc bầu cử kịch tính nhất và phức tạp nhất trong lịch sử Hoa Kỳ với thất bại thuộc về đương kim Tổng thống Donald Trump và thắng lợi thuộc về cựu Phó Tổng thống Joe Biden - người đã từng cùng với cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama nỗ lực đưa Hoa Kỳ thoát khỏi cuộc khủng hoảng hệ thống năm 2008.

Thế giới sẽ ra sao trong bối cảnh Hoa Kỳ bị chia rẽ và suy giảm sức mạnh toàn diên, Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ và nước Nga sau 20 năm cầm quyền của Tổng thống V. Putin đã giành lại vị thế là một cường quốc mới, là một câu hỏi lớn mang tính thời đại sâu sắc mà câu trả lời sẽ được định hình trong thập niên thứ ba của thế kỷ XXI./.