Tổ công tác sẽ tiến hành đối chiếu, trích xuất dữ liệu nộp thuế của các tổ chức, cá nhân này từ cơ sở dữ liệu thuế tại Việt Nam. Đồng thời xác minh, làm rõ các mối quan hệ kinh doanh, các giao dịch giữa cá nhân, tổ chức ở Việt Nam liên kết với những cá nhân, tổ chức nào ở bên ngoài...
Từ đó tính toán, xác định các nguồn hình thành thu nhập, các giao dịch thực chất... và căn cứ pháp luật Việt Nam để đánh giá có vi phạm hay không.
Tổ công tác sẽ liên hệ với cơ quan khác như Bộ Công an, Bộ KHĐT, Ngân hàng Nhà nước...để tiến hành thu thập thông tin, tham khảo ý kiến nếu cần thiết
Trước đó, ngày 9-5, Liên minh Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) đã công bố lên mạng toàn bộ dữ liệu - còn gọi là Hồ sơ Panama - tên tuổi của hơn 300.000 cá nhân và công ty liên quan, mà có tỷ lệ không nhỏ là giới nhà giàu, quan chức đã sử dụng các công ty nước ngoài để trốn thuế và tránh sự trừng phạt.
Hồ sơ Panama có nêu Việt Nam có khoảng 189 cá nhân, 19 công ty offshore và 23 công ty trung gian. Tuy nhiên, nhiều cá nhân có tên đã khẳng định việc xuất hiện trong Hồ sơ Panama là điều bình thường, vì nhiều lý do và dù có tên cũng không hàm chứa đã phạm tội.