Để nâng cao năng lực cho cán bộ Y tế trong việc khai báo, điều tra, chẩn đoán, xử trí cấp cứu ngộ độc thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lào Cai đã tổ chức tập huấn chuyên sâu về nhận biết nguyên nhân và cách xử trí ngộ độc thực phẩm cho Lãnh đạo, cấn bộ Khoa ATTP - Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố; Cán bộ khoa truyền nhiễm, khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, huyện thị xã, thành phố.
Tại lớp tập huấn diễn ra vào ngày 29/6, các học viên đã được giảng viên của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế; Trung tâm phòng chống độc – Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và cách xử trí.
Trong đó có một số điểm đáng lưu ý như: Cách xử trí ban đầu khi bị ngộ độc thực phẩm do các yếu tố vi sinh, hóa lý hay độc tố rự nhiên; hướng dẫn các tình huống xử lý, điều tra khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra ở các loại hình: gia đình, bếp ăn tập thể, nhà hàng, chẩn đoán và xử trí ở cơ sở điều trị…
Thông qua các lớp tập huấn các học viên cơ bản nắm được các nguyên nhân cũng như báo cáo, điều tra và xử trí ban đầu khi có ngộ độc thực phẩm để áp dụng trong quá trình tham mưu, thực hiện công đảm bảo an toàn thực phâm tại địa phương
Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu , có chất bảo quản, phụ gia... Đây cũng có thể coi là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm.
Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa , tiêu chảy, chóng mặt, sốt , đau bụng... Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.