Iran có thể rút quân, Nga-Syria "đạn lên nòng" diệt thánh chiến miền nam

Viettimes -- Ngày 30.05.2018, South Front dẫn nguồn tin Đài quan sát Nhân quyền Syria (SOHR) tại London cho biết: Các lực lượng vũ trang do Iran hậu thuẫn và Hezbollah Lebanon đang chuẩn bị thu quân, rút khỏi các tỉnh miền nam Syria al-Quneitra và Daraa. Lực lượng tiến hành chiến dịch giải phóng chủ yếu là quân đội Syria.
Lực lượng vũ trang Hezbollah ở Syria. Ảnh minh họa South Front
Lực lượng vũ trang Hezbollah ở Syria. Ảnh minh họa South Front

SOHR còn cho biết thêm rằng Nga, Jordan và Mỹ hiện đang đàm phán một thỏa thuận có thể ngăn chặn một cuộc chiến tại miền nam Syria. Thỏa thuận này sẽ buộc Quân đội Syria Tự do (FSA) và các nhóm Hồi giáo cực đoan bàn giao vũ khí hạng trung và nặng cho quân đội Syria và di tản khỏi biên giới Syria-Jordan và chiến tuyến tiếp xúc với khu vực Israel chiếm đóng trên cao nguyên Golan.

Ngày 31.05.2018, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman đã gặp đối tác Nga, đồng nhiệm Sergei Shoigu tại Moscow để thảo luận về sự hiện diện quân sự của Iran tại Syria. Các phương tiện truyền thông Israel cho rằng hai bên đang bàn đến một thỏa thuận, theo đó các lực lượng Iran và Hezbollah buộc phải rút lui hơn 60km cách khu vực chiếm đóng của Israel trên Cao nguyên Golan.

Chiến trường Daraa trước khi quân đội Syria chuẩn bị cho cuộc tấn công
 Chiến trường Daraa trước khi quân đội Syria chuẩn bị cho cuộc tấn công
Giai đoạn 1 của chiến dịch Daraa của quân đội Syria
Giai đoạn 1 của chiến dịch Daraa của quân đội Syria
Kế hoach giải phóng tỉnh Daraa của liên minh quân sự Syria - Nga. ảnh Masdar News.
 Kế hoach giải phóng tỉnh Daraa của liên minh quân sự Syria - Nga. ảnh Masdar News.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố ngày 30.05.2018, tất cả các lực lượng không phải là quân đội Syria phải rút khỏi khu vực áp dụng lệnh ngừng bắn ở miền nam Syria. Thỏa thuận ngừng bắn được Nga, Mỹ, Jordan đưa ra năm 2017, có hiệu lực với các tỉnh miền nam Syria, bao gồm Daraa và al-Quneitra. Các tổ chức Hồi giáo cực đoan khủng bố như Al-Qaeda Syria, IS và các nhóm Hồi giáo liên kết với các tổ chức này thuộc FSA không chịu sự điều chỉnh của thỏa thuận này.

Điều đó có nghĩa là, quân đội Syria và lực lượng không quân Nga có quyền tiêu diệt bất cứ nhóm Hồi giáo cực đoan nào chống đối lại sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria, trong đó bao hàm quan trọng nhất là các nhóm Hồi giáo cực đoan thuộc tổ chức Al-Qaeda Syria như Hay’at Tahrir Al- Sham (HTS), IS và những nhóm chiến binh khác. Khi các lực lượng vũ trang do Iran hậu thuẫn rút lui ra khỏi cao nguyên Golan và biên giới Syria – Jordan, mọi hành động tấn công vào lãnh thổ Syria có thể được coi như là hành động gây hấn của Israel.

Thực tế, quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) và Hezbollah Lebanon trong chiến tranh Syria không phải là lực lượng chủ công do không có danh vị chính thức của một quốc gia hay một phong trảo được quốc tế công nhận mà chỉ là một lực lượng tôn giáo (người Shitte), cũng không giành được sự tiến bộ nào trên chiến trường Syria. Các đơn vị vũ trang kháng chiến như IRGC và Hezbollah không thể giành được ưu thế chiến trường trong các cuộc chiến với IS, Al-Qaeda Syria và có thể trở thành nhân tố đối lập với các nhóm cực đoan (IS, Al-Qaeda Syria) gây bất ổn ở Trung Đông và đặc biệt ở Syria.

Để giành được chiến thắng trên cao nguyên Golan, cần một tiến trình đàm phán hòa bình Syria - Israel và một cuộc chiến của người Palestine trong dải Gaza. Tel Aviv thực sự lo ngại những đơn vị quân tình nguyện Palestine, đang chiến đấu trên chiến trường Syria có thể xâm nhập về dải Gaza và tiến hành cuộc kháng chiến chống quân đội Israel. Tel Aviv muốn Moscow chủ trì tiến trình hòa bình trên dải Gaza.

Các quan chức Jordan, Nga và Mỹ dự kiến sẽ tổ chức một cuộc đàm phán tại Amman để thảo luận về tương lai miền nam Syria. Các nhà quan sát chiến tranh Syria tin rằng cuộc đàm phán này có thể thúc đẩy tiến trình đàm phán chính trị trong nước thay vì một chiến dịch quân sự chế áp các tổ chức nổi dậy, được hậu thuẫn từ nước ngoài.

NT