Hội nghị AMM 29: Đồng thuận cao, dù có những quan điểm riêng

VietTimes -- Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Anh Tuấn, về những kết quả đạt được tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế (AMM) lần thứ 29 của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra ngày 8/11 tại Đà Nẵng.
​Chiều 09/11, tại Trung tâm báo chí quốc tế, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 và Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì buổi họp báo công bố kết quả của Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao -
​Chiều 09/11, tại Trung tâm báo chí quốc tế, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 và Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì buổi họp báo công bố kết quả của Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao -
Chiều 09/11, tại Trung tâm báo chí quốc tế, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017 và Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì buổi họp báo công bố kết quả của Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế (AMM) lần thứ 29 vừa kết thúc hôm qua (8/11).
Theo đó, sau 1 ngày làm việc, các đại diện đến từ các nền kinh tế thành viên đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan, nhất là những thay đổi nhanh chóng và phức tạp của tình hình thế giới và khu vực với nhiều thời cơ và thách thức đan xen. 
Đặc biệt, các đại biểu đã nghị tập trung thảo luận vào ba mục tiêu gồm: Rà soát kết quả tiến trình hợp tác APEC;  Hoàn tất các công tác báo cáo trình Hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC; Và thống nhất hướng thúc đẩy hợp tác khu vực trong các lĩnh vực then chốt.
Thông tin tại buổi họp báo, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, Hội nghị lần này là trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều bất định và khó khăn hiện nay, song các Bộ trưởng tiếp tục khẳng định quyết tâm duy trì đà hợp tác và liên kết của APEC.
Họp báo thu hút sự quan tâm của phóng viên báo chí trong nước và quốc tếHọp báo thu hút sự quan tâm của phóng viên báo chí trong nước và quốc tế
"Với quyết tâm đó, chúng tôi đã thảo luận nhiều biện pháp cụ thể thúc đẩy thương mại tự do và thuận lợi hóa đầu tư khu vực, hoàn tất thực hiện các mục tiêu Bô-go; đẩy mạnh tăng trưởng chất lượng; tăng cường kết nối, đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng; cải cách cơ cấu; giảm thiểu rủi ro thiên tai và tăng tính tự cường của các cộng đồng; chú trọng nâng cao năng lực liên kết kinh tế quốc tế cho các thành viên; hoan nghênh nỗ lực của các thành viên triển khai Tuyên bố Lima hướng tới hình thành khu vực Thương mại tự do Châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) và thực hiện hiệu quả các kế hoạch dài hạn của Diễn đàn", Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thông tin.

Bên cạnh đó, các Bộ trưởng nhất trí trước xu thế mới về công nghệ và toàn cầu hóa, kết nối sâu rộng hiện nay, và APEC cần tạo những động lực mới để tiếp tục đóng góp vào việc duy trì Châu Á- Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng và liên kết toàn cầu. Trong đó, các Bộ trưởng đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cải cách cơ cấu để nâng cao năng suất, hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm; thúc đẩy sáng tạo, đổi mới, tinh thần kinh doanh và khởi nghiệp; trang bị các kỹ năng mới cho người lao động để thích ứng với việc làm trong kỷ nguyên số; ứng dụng khoa học công nghệ để đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp và nông thôn, ứng phó với biến đổi khí hậu đã được nhấn mạnh như những giải pháp hướng tới thực hiện mục tiêu này.

“Kết quả quan trọng nhất là Hội nghị đã thống nhất văn kiện và thông qua trình lãnh đạo 21 nền kinh tế tại Hội nghị thượng đỉnh về thu hẹp khoảng cách phát triển, đảm bảo các nền kinh tế phát triển bao trùm và mở ra cơ hội mới. Bốn văn kiện quan trọng sẽ trình tại Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo các nền kinh tế APEC",  Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thông tin.

Đồng thời, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng cho biết, Hội nghị lần này cũng đã thống nhất các văn kiện mang tính định hướng chiến lược cho hợp tác APEC để trình lên các nhà lãnh đạo kinh tế Khu vực trong những ngày tới. Đó là các nội dung hợp tác rất thiết thực như thu hẹp khoảng cách phát triển, bảo đảm các nền kinh tế APEC phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội; mở ra những tiềm năng phát triển mới cho khu vực thông qua đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng, hợp tác giáo dục; tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân, phụ nữ và thanh niên đóng góp vào việc phát triển kinh tế và thụ hưởng các lợi ích của thương mại tự do và tăng trưởng.

Kết thúc Hội nghị, các Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế của các nền kinh tế thành viên đã đi đến thống nhất và đồng thuận cao về các nội dung hợp tác toàn cầu hóa. Các Bộ trưởng APEC thống nhất nội dung như: Khuôn khổ thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên quốc gia; Chiến lược APEC về các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, bền vững và sáng tạo; Kế hoạch hành động nhiều năm về an ninh lương thực và biến đổi khí hậu giai đoạn 2018-2020; Chương trình hành động về phát triển nông thôn- đô thị nhằm tăng cường an ninh lương thực và tăng trưởng chất lượng.

Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế (AMM) lần thứ 29  thống nhất trình văn kiện với 4 nội dung quang trọng lên Hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra trong ngày maiHội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế (AMM) lần thứ 29 thống nhất trình văn kiện với 4 nội dung quang trọng lên Hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra trong ngày mai

Với vai trò là đồng chủ trì Hội nghị AMM, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Anh Tuấn cho biết Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế (AMM) lần thứ 29 của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã đi đến sự thống nhất và đồng thuận cao dù đã có những quan điểm bảo vệ riêng. Bên cạnh đó, Bộ trưởng đại diện các nền kinh tế APEC đã đánh giá cao sáng kiến và nỗ lực của Việt Nam trong những sáng kiến thúc đẩy phát triển, hợp tác toàn cầu. 

Trước đó, ngày 08/11, Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế lần thứ 29 của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) đã diễn ra với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, vấn đề hợp tác, tạo động lực tăng trưởng; đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; theo đuổi thương mại, đầu tư tự do và mở,… được Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Kinh tế APEC và Trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên APEC tập trung thảo luận.