Thứ nhất, lực đẩy chi phí bao gồm lãi suất cao, tiền sử dụng đất đóng theo giá thị trường cao, chi phí hành chính - pháp lý nhiều, đầu cơ và kể cả “sự tham lam” của chính các chủ đầu tư.
Thứ hai, lực kéo từ nhu cầu mua/bán, cho thuê bất động sản ngày càng tăng.
Báo cáo này phân tích, căn cứ số liệu thống kê như bảng trên có thể thấy ngay rằng, với mức thu nhập thấp như vậy (trừ Malaysia) thì một cặp vợ chồng cùng góp hết tiền lại với nhau vẫn không thể mua nổi một căn hộ chung cư thương mại diện tích 50m2.
Nghịch lý này của thị trường bất động sản cho thấy cơ cấu sản phẩm đang đi chệch hướng khiến cung không thể gặp cầu, nên việc đóng băng thị trường là điều hiển nhiên phải xảy ra.
Từ đầu năm 2013, Bộ Xây Dựng đã chỉ đạo dừng những dự án nhà ở thương mại không hiệu quả và khuyến khích đầu tư sang nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp.
"Tuy nhiên, với giá một căn nhà ở xã hội khoảng 600 triệu, làm một phép tính đơn giản cũng có thể thấy mức giá này vẫn cao hơn nhiều so với sức mua bởi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn quá thấp", báo cáo cho biết.
Vì vậy, mong muốn sở hữu một căn nhà ở xã hội chưa thực sự nằm trong tầm tay của người lao động thu nhập thấp.
Sở dĩ giá nhà đất cao là bởi vì 2 xung lực: (1) Lực đẩy chi phí bao gồm lãi suất cao, tiền sử dụng đất đóng theo giá thị trường cao, chi phí hành chính - pháp lý nhiều, đầu cơ và kể cả “sự tham lam” của chính các chủ đầu tư; (2) Lực kéo từ nhu cầu mua/bán, cho thuê bất động sản ngày càng tăng.
Hệ quả là những năm gần đây, giá nhà đất liên tục giảm, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã bị lỗ nặng thậm chí phải phá sản, nhưng giá khó có thể giảm hơn nữa.
Để kéo giá bất động sản xuống nữa thì nhà nước cần điều chỉnh các yếu tố tác động đến giá thành đầu vào bất động sản như trên. Tuy nhiên, giải pháp này khó khả thi và có lẽ cách hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng này đó chính là cải thiện thu nhập.
Theo Bizlive
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu