Giải bài toán bảo mật cho doanh nghiệp trong chuyển đổi số

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Phương pháp Crowdsourced Security sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề bảo mật trong bối cảnh thiếu hụt nguồn nhân lực, thông qua cách hợp tác với cộng đồng chuyên gia bảo mật độc lập và các hacker mũ trắng.

Cuộc cách mạng 4.0 khiến cho chuyển đổi số trở thành xu hướng toàn cầu trong các tổ chức, doanh nghiệp. Thế nhưng, ở Việt Nam, quá trình chuyển đổi số phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai khi nước ta thiếu hụt nhân lực trình độ cao về an toàn thông tin trầm trọng.

Chuyển đổi số diễn ra dẫn đến các dữ liệu giấy tờ truyền thống sẽ được số hóa. Điều này khiến cho các tin tặc có cơ hội hoạt động mạnh mẽ hơn nhằm khai thác các lỗ hổng bảo mật của doanh nghiệp để đánh cắp thông tin. Do đó, các doanh nghiệp khi chuyển đổi số sẽ phải chuyển đổi về phương thức bảo vệ dữ liệu của mình. Doanh nghiệp cần chuẩn bị về kiến thức và nhân sự để có thể định hướng, quản trị quá trình chuyển đổi số an toàn.

Trong bối cảnh chuyển đổi số, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức về bảo mật (Ảnh minh họa: Internet)
Trong bối cảnh chuyển đổi số, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức về bảo mật (Ảnh minh họa: Internet)

Tại Việt Nam, khái niệm đảm bảo an toàn thông tin không còn quá xa lạ, nhưng các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều rào cản để có thể tiếp cận với lĩnh vực này, nổi bật là khó khăn về thiếu hụt nhân sự.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, nguồn nhân lực trong ngành này chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng. Theo khảo sát, đến hết năm 2020, lực lượng dân sự về an toàn an ninh mạng của Việt Nam ước tính 50.000 người, trong khi đến năm 2021 chúng ta sẽ cần khoảng 700.000 nhân lực.

Trên thực tế, trong xu hướng chuyển đổi số, các doanh nghiệp đang phải đối diện với nhiều bài toán khó khăn, trong đó có vấn đề làm thế nào để tiếp cận được với các chuyên gia có năng lực để tăng cường bảo mật cho hệ thống và sản phẩm của công ty với chi phí phù hợp, để doanh nghiệp ở mọi giai đoạn phát triển đều có thể sử dụng.

Trong bối cảnh thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên sâu và sự gia tăng nguy cơ về an ninh mạng trong thời đại chuyển đổi số, các chuyên gia cho rằng Crowdsourced Security (bảo mật cộng đồng) ra đời nhằm giải quyết bài toán hóc búa về an toàn thông tin mà các doanh nghiệp hiện nay đang phải đối mặt.

Crowdsourced Security là phương pháp bảo mật tận dụng nguồn lực của cộng đồng các nhà nghiên cứu bảo mật độc lập và hacker mũ trắng để tăng cường bảo mật cho các sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, phương pháp này còn được gọi là “bảo mật cộng đồng”.

Crowdsourced Security đã giải quyết được bài toán về động lực sáng tạo trong vấn đề bảo mật của doanh nghiệp. Bằng cách hợp tác với một nhóm hacker mũ trắng, doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn lực dồi dào, phù hợp với từng tình hình cụ thể và giai đoạn phát triển riêng.

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận và tìm hiểu sâu hơn về phương pháp bảo mật mới này, vào ngày 12/12, hội thảo trực tuyến CS Talk 07 với chủ đề “Giải pháp Bảo mật cộng đồng cho doanh nghiệp Việt” sẽ được tổ chức. Đây là hoạt động trong khuôn khổ TECHFEST 2021 do Bộ KH&CN chủ trì. Các đại biểu có thể đăng ký tham gia hội thảo trực tuyến tại đây .

Hội thảo “Giải pháp Bảo mật cộng đồng cho doanh nghiệp Việt” được tổ chức với mong muốn là cầu nối hỗ trợ các doanh nghiệp thích nghi nhanh hơn với những thay đổi của tiến trình chuyển đổi số và có những phương pháp bảo vệ mình trước các nguy cơ an ninh mạng, với nội dung chính là giải pháp Crowdsourced Security.

Hội thảo có sự đồng hành của các chuyên gia: Nguyễn Hữu Trung, CEO Công ty cổ phần An ninh mạng CyStack; Nguyễn Thanh Tùng đến từ Công ty cổ phần OneMount Group; Nguyễn Trung Huy Sơn, nghiên cứu bảo mật của WhiteHub.

Theo ICTNews