Tờ Bangkok Post hôm qua (16/5) đưa tin áp lực từ chính phủ Thái Lan có thể buộc Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ Internet (Tispa) của nước này chặn truy cập vào Facebook.
Facebook đã từ chối loại bỏ "các URL và bài viết bất hợp pháp từ trang web của họ". Trong một báo cáo mới nhất, Tispa nói rằng "họ có thể ngắt kết nối Mạng lưới phân phối nội dung (CDN)". Hiệp hội và các nhà cung cấp dịch vụ cổng kết nối Internet (IIG) đã gửi yêu cầu tới giám đốc quản lý Facebook tại Thái Lan qua email với hạn chót là 10 giờ sáng, thứ Ba (giờ địa phương) để thực hiện các hành động bắt buộc.
Các nhà chức trách Thái Lan đã cảnh báo Facebook Inc gỡ bỏ nội dung mà họ cho rằng đang đe dọa đến an ninh quốc gia hoặc vi phạm nghiêm trọng đạo luật bất kính Quốc vương.
Ủy ban Phát thanh và Truyền hình Quốc gia Thái Lan cho biết Facebook đã không gỡ bỏ được 131 trong số 309 địa chỉ web đe dọa an ninh hoặc vi phạm đạo luật bất kính Quốc vương, điều này giúp cho tội phạm phỉ báng, lăng mạ hoặc đe dọa Vua, Hoàng hậu, người thừa kế Ngai vàng hoặc Quan nhiếp chính
Tispa cho biết trong email gửi Facebook: "Nếu các nhà chức trách Thái Lan phát hiện bất kỳ nội dung bất hợp pháp nào từ website www.facebook.com trong hệ thống của chúng tôi - đặc biệt là 131 URL chưa bị xoá - các nhà chức trách liên quan sẽ yêu cầu chúng tôi ngừng cung cấp CDN của www.facebook.com và các phần khác của mạng lưới để chặn các nội dung bất hợp pháp như vậy. Hành động này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ dịch vụ cung cấp nội dung của www.facebook.com cho các khách hàng ở Thái Lan," .
Facebook mở văn phòng tại Thái Lan vào tháng 9/2015 và từng chủ đề của các vụ án liên quan đến việc xúc phạm hoàng gia, nơi người Thái bị buộc tội chia sẻ các bài đăng này trên Facebook. Đầu tháng 5/2017, 5 người Thái đã bị buộc tội chia sẻ các bài đăng trên Facebook do một học giả sống lưu vong bất đồng chính kiến đưa tin về sự biến mất của một tấm bảng nền dân chủ ở Bangkok vào tháng Tư.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu