Trong một động thái làm tăng nhiệt “thùng thuốc súng” Trung Đông, Iran tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục rút khỏi các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân (Kế hoạch hành động chung toàn diện - JCPOA) ký với 6 cường quốc vào năm 2015.
Vị tướng nắm quyền lực thứ 2 ở Ira, Qasem Soleimani trước đó thiệt mạng trong một vụ không kích do Mỹ thực hiện nhằm vào đoàn xe của ông tại sân bay quốc tế Baghdad, Iraq. Vụ việc nhanh chóng đẩy Iran và Mỹ vào một vòng xoáy thù địch mới cực kỳ căng thẳng.
Một vị Bộ trưởng của Iran còn lên tiếng gọi ông Trump là “kẻ khủng bố trong bộ áo vest” sau khi lãnh đạo Mỹ đăng tải hàng loạt đoạn tweet đe dọa sẽ tấn công 52 địa điểm ở Iran, trong đó có nhiều mục tiêu mang tầm quan trọng đối với nền văn hóa Iran, nếu như Tehran tấn công người Mỹ hoặc tài sản của Mỹ để trả thù cho cái chết của ông Soleimani.
Phát biểu trước báo giới trước khi lên Không lực Một di chuyển từ Florida tới Washington trong chiều tối hôm Chủ nhật vừa qua, ông Trump tiếp tục đưa ra cảnh báo.
“Họ được phép giết hại người dân của chúng ta. Họ được phép tra tấn và làm bị thương người dân của chúng ta. Họ được phép sử dụng các vụ đánh bom ven đường để thổi bay người dân của chúng ta. Mà chúng ta lại không được phép đụng chạm tới các địa điểm văn hóa của họ? Không thể như thế được” – ông Trump tuyên bố.
Những người chỉ trích bên phía đảng Dân chủ nói rằng ông Trump đã hành động quá liều lĩnh khi phê duyệt kế hoạch không kích ở Baghdad, và một số nói rằng những bình luận của ông Trump về việc tấn công các địa điểm văn hóa Iran có khả năng cấu thành tội ác chiến tranh. Và giờ, rất nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao tướng Soleimani, từ lâu bị chính quyền Mỹ xem như một mối đe dọa, lại phải bị tiêu diệt?
Các thành viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ lại lên tiếng ủng hộ quyết định của ông Trump.
Trump dọa trừng phạt Iraq
Tổng thống Trump dọa sẽ trừng phạt Iraq nếu nước này yêu cầu Mỹ rút quân (Ảnh: CNBC)
|
Tổng thống Trump còn đe dọa áp lệnh trừng phạt đối với Iraq và nói rằng nếu binh sĩ Mỹ bị buộc rời khỏi đất nước này, chính phủ Iraq sẽ phải chi trả cho Washington chi phí “cực kỳ đắt đỏ” để vận hành căn cứ không quân ở đó.
Ông chủ Nhà Trắng nói rằng, nếu Iraq yêu cầu lực lưỡng Mỹ rời khỏi lãnh thổ của họ một cách không thân thiện như vậy, “chúng tôi sẽ áp lệnh trừng phạt mà họ chưa từng thấy trước đây. Nó sẽ khiến cho các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran trông còn nhj nhàng hơn”.
Quốc hội Iraq đã thông qua một nghị quyết kêu gọi chấm dứt tất cả sự hiện diện cảu binh sĩ nước ngoài trên lãnh thổ Iraq. Điều này phản ánh rõ sự lo sợ của nhiều người dân Iraq rằng vụ không kích xảy ra trong hôm thứ Sáu tuần trước có thể đẩy họ vào một cuộc chiến khác giữa 2 siêu cường vốn đã đối đầu căng thẳng trên chiến trường Iraq và trên khắp khu vực.
Mặc dù các nghị quyết giống như trên thường không mang tính ràng buộc với Quốc hội Iraq, nhưng nghị quyết lần này lại đặc biệt đáng chú ý bởi Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi trước đó từng kêu gọi Quốc hội chấm dứt sự hiện diện của binh sĩ nước ngoài sớm nhất có thể.
Iran và My vốn đã tranh giành tầm ảnh hưởng một cách cực kỳ gay gắt ở Iraq kể từ khi Mỹ mở cuộc chiến ở nước này vào năm 2003 hòng lật đổ chính quyền Saddam Hussein.
Iraq muốn chấm dứt sự hiện diện của binh sĩ nước ngoài
Binh sĩ Mỹ tại Iraq (Ảnh: Times of Israel)
|
Trước khi ông Trump đưa ra bình luận trước báo giới, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay Mỹ đang chờ kết quả đánh giá về tầm ảnh hưởng của nghị quyết mà Iraq thông qua, đồng thời kêu gọi giới lãnh đạo Iraq xem xét lại tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và an ninh giữa Mỹ và Iraq.
Hiện Mỹ vẫn duy trì khoảng 5.000 binh sĩ đồn trú ở Iraq, phần lớn chỉ đóng vai trò cố vấn quân sự.
Thủ tướng Abdul Mahdi cho hay, bất chấp “những khó khăn cả bên trong lẫn bên ngoài” mà đất nước có thể đối mặt, việc hủy đề nghị sự giúp đỡ từ liên minh do Mỹ dẫn đầu “vẫn là tốt nhất đối với Iraq cả trên gnuyene tắc và thực tiễn”.
Thủ tướng Iraq cũng cho hay ông đã lên lịch tham gia cuộc gặp với tướng Qasem Soleimani và cái ngày mà ông bị sát hại, và rằng vị tướng Iran còn dự kiến sẽ đưa ra phản ứng của Iran trước một thông điệp mà Arab Saudi đưa ra trước đó. Ông Abdul Mahdi nói, người Hồi giáo dòng Sunni ở Arab Saudi và người Hồi giáo dòng Shi’ite ở Iran đang chuẩn bị “đạt được một bước đột phá liên quan tới tình hình ở Iraq và trong khu vực”.
Bất chấp nhiều thập kỷ đối đầu giữa Mỹ và Iran, các lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn và binh sĩ Mỹ vẫn chiến đấu sát cánh trong suốt khoảng thời gian cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq (2014-2017), kẻ thù chung của hai bên. Thủ lĩnh dân quân Iraq Abu Ahdi al-Muhandis cũng tử nạn trong vụ không kích mà Mỹ thực hiện hôm thứ Sáu tuần trước.
Nghị quyết của Iraq được Quốc hội thông qua với lá phiếu áp đảo của các nhà lập pháp người Hồi giáo dòng Shi’ite, trong khi phiên bỏ phiếu bị phần lớn các nhà lập pháp Hồi giáo dòng Sunni và người Kurd tẩy chay.
Iran ngừng cam kết thỏa thuận hạt nhân
Iran tuyên bố làm giàu uranium ở mức không hạn chế (Ảnh: CP24)
|
Nhóm “E3” gồm các nước Pháp, Anh và Đức đã kêu gọi Iran tránh đưa ra các hành động bạo lực đồng thời kêu họi nước Cộng hòa Hồi giáo tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận hạt nhan 2015.
3 quốc gia này cũng tái xác nhận quyết tâm chống lại nhóm IS và kêu gọi chính quyền Iraq tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho liên minh do Mỹ dẫn đầu.
Chính do quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran mà ông Trump đưa ra trong năm 2018 cùng việc áp đặt lại các lệnh trừng phạt nhằm vào Tehran đã đẩy hai nước vào vòng xoáy căng thẳng.
Hôm Chủ nhật vừa qua, Iran tuyên bố ngừng tuân thủ cam kết trong thỏa thuận hạt nhân, nói rằng họ sẽ tiếp tục hợp tác với cơ quan quan sát hạt nhân của Liên hợp quốc nhưng sẽ không hạn chết hoạt động làm giàu uranium nữa.
Điều này có nghĩa rằng “sẽ không có hạn chế nào trong khả năng làm giàu, mức độ làm giàu, nghiên cứu và phát triển và…điều đó sẽ phụ thuộc vào nhu cầu về mặt kỹ thuật của Iran”; theo kênh truyền hình nhà nước Iran. Họ cũng tuyên bố rằng động thái này có thể được đảo ngược nếu như Washington gỡ bỏ các lệnh cấm vận cho Iran.